BricQ Motion Essential

Thực hành môn khúc côn cầu

Lắp ráp nhân vật cầu thủ và thủ môn khúc côn cầu! Khám phá cách các lực đẩy và kéo khác nhau giúp tạo ra và chặn các cú phạt đền.

30-45 phút
Trung cấp
K-2
Hybrid
U1L3.Thumbnail.png

Chuẩn bị

  • Xem lại tài liệu học tập trực tuyến dành cho học sinh. Sử dụng máy chiếu để chia sẻ tài liệu này với học sinh trong suốt bài học.
  • Đảm bảo rằng bạn đã trình bày các khái niệm có liên quan (ví dụ: đẩy và kéo) trong bài học trước đó.
  • Xem xét khả năng và kiến thức của tất cả học sinh. Phân hóa bài học để mọi học sinh đều dễ dàng tiếp cận. Xem phần Phân hóa bên dưới để biết các gợi ý.

Tham gia

(Cả lớp, 5 phút)

  • Xem video của học sinh ở đây hoặc truy cập video qua tài liệu trực tuyến dành cho học sinh.
U1L3.EngageThumbnail.png
  • Khuyến khích thảo luận về các lực đẩy và kéo tham gia tương tác trong một trò chơi khúc côn cầu.
  • Giới thiệu các thuật ngữ bóng khúc côn cầu, cầu thủ, thủ môn, tạo và chặn các cú đánh bóng và lực.
  • Giới thiệu các khái niệm về lực đẩy/kéo chậm, trung bình và nhanh.
  • Đặt các câu hỏi, như:
    • Khúc côn cầu là gì?
    • Bóng khúc côn cầu di chuyển như thế nào? (tức là Làm cách nào để các cầu thủ di chuyển bóng khúc côn cầu?)
    • Làm thế nào để các cầu thủ làm cho bóng khúc côn cầu di chuyển ở các tốc độ khác nhau (tức là nhanh và chậm)?
      -Yêu cầu các em học sinh lắp ráp một nhân vật cầu thủ khúc côn cầu và một khung thành có một thủ môn.
  • Phân phát một bộ công cụ học tập cho mỗi nhóm.

Khám phá

(Nhóm nhỏ, 25 phút)

  • Cho học sinh làm việc theo cặp để lắp ráp mô hình Thực hành môn khúc côn cầu. Yêu cầu học sinh thay phiên nhau, một học sinh tìm những viên gạch xếp hình, còn học sinh kia lắp ráp, đổi vai cho nhau sau khi thực hiện xong mỗi bước.
  • Bạn có thể tìm nội dung hỗ trợ lắp ráp trong phần Mẹo dưới đây.
  • Khi học sinh đã lắp ráp xong, dẫn dắt học sinh thực hiện thử nghiệm:
    • Cho các nhóm đặt mô hình cách bề mặt nhẵn (tức là sàn chưa trải thảm hoặc mặt bàn) khoảng 30 centimet (12 inch).
    • Cho học sinh thay phiên nhau làm cầu thủ và thủ môn sau mỗi 3 lượt đánh bóng.
    • Thực hành hoạt động tạo và ngăn chặn các cú phát bóng bằng lực kéo chậm, trung bình và nhanh.
    • Cầu thủ ghi 1 điểm cho mỗi bàn thắng, yêu cầu học sinh ghi điểm trên Bảng tính học sinh (Hỗ trợ giáo viên - Tài nguyên bổ sung).
    • Học sinh nên kiểm tra mỗi loại lực 3 lần cho tổng số 9 lượt đánh bóng thực hành.

Giải thích

(Cả lớp, 5 phút)

  • Tập hợp học sinh lại để chia sẻ những gì các em đã tạo ra.
  • Đặt các câu hỏi, như:
    • Điều gì sẽ xảy ra khi em đẩy tay cầm? Tại sao?
    • Cầu thủ khúc côn cầu di chuyển như thế nào khi em kéo tay cầm? Tại sao?
    • Các em đã nhận thấy điều gì về cách bóng khúc côn cầu di chuyển với các loại lực khác nhau?
    • Các em có nhận thấy bất cứ điều gì về số bàn thắng ghi được hoặc bỏ lỡ khi sử dụng các loại lực khác nhau không? (Giải thích rằng một lực đẩy lớn hơn làm cho mọi thứ tăng tốc hoặc giảm tốc nhanh hơn. Để tạo hoặc chặn một bàn thắng, có thể chỉ cần một lực đẩy nhẹ hoặc trung bình.)

Chế tạo

(Cả lớp, 10 phút)

  • Yêu cầu học sinh của bạn nghĩ ra các cách cải thiện trò chơi, và một số sửa đổi mà các em có thể thực hiện cho các mô hình, từ đó có thể cải thiện thành tích. Dẫn dắt buổi chia sẻ của nhóm.
  • Dành 5 phút cho học sinh tháo rời các mô hình của mình, sắp xếp các viên gạch trở lại khay và dọn dẹp chỗ thực hành của các em.

Đánh giá

(Liên tục trong suốt Bài học)

  • Đặt các câu hỏi "tại sao" và "như thế nào" trong suốt bài học để giúp học sinh suy nghĩ về những khái niệm mà các em đang học.
  • Khi học sinh lắp ráp, khuyến khích các em khám phá chuyển động của mô hình và giải thích những bộ phận nào đang đẩy và kéo.
  • Đặt ra câu hỏi hướng dẫn để khuyến khích học sinh của bạn "nói ra suy nghĩ", đồng thời giải thích các quá trình tư duy và lý luận của học sinh trong các quyết định giải quyết vấn đề mà các em đã đưa ra khi lắp ráp mô hình.

Danh sách kiểm tra những mục cần quan sát

  • Đo lường mức độ thành thạo của học sinh trong việc mô tả các lực khác nhau tác động thế nào đến cách một lực đẩy hoặc kéo lớn hơn làm cho mọi thứ tăng tốc hoặc giảm tốc.
  • Tạo một thang đo phù hợp với nhu cầu của các em, ví dụ:
    1. Cần hỗ trợ thêm
    2. Có thể làm việc độc lập
    3. Có thể hướng dẫn người khác

Tự đánh giá

  • Yêu cầu mỗi học sinh lựa chọn một viên gạch xếp hình mà trẻ cảm thấy phù hợp nhất với kết quả của mình:
    • Màu xanh lá cây: Em nghĩ rằng em có thể trình bày về ý nghĩa của lực "đẩy".
    • Màu xanh dương: Em biết rằng em có thể trình bày về ý nghĩa của lực "đẩy".
    • Màu tím: Em có thể giải thích ý nghĩa của lực "đẩy", và tôi cũng có thể giúp bạn bè hiểu được ý nghĩa đó.

Phản hồi từ bạn bè

  • Trong các nhóm nhỏ học sinh, cho học sinh thảo luận về kinh nghiệm của các em khi làm việc nhóm.
  • Khuyến khích học sinh sử dụng các cách nói như:
    • Mình thích khi bạn....
    • Tôi muốn nghe thêm khi bạn....
45401-assessment.png

Mẹo

Mẹo về mô hình

  • Đây là một mô hình đầy thử thách và một số nhóm sẽ cần tới 20 phút để lắp ráp. Khi hết 20 phút, ít nhất học sinh phải lắp ráp xong cầu thủ. Tốt nhất bạn nên dừng học sinh ở điểm mốc 20 phút và yêu cầu học sinh thực hành di chuyển bóng khúc côn cầu. Nếu một số nhóm chưa lắp ráp xong nhân vật thủ môn, các em chỉ cần đặt 2 viên gạch trên bàn và đánh bóng giữa hai viên gạch này.
  • Thanh răng trên mô hình cầu thủ không được gắn chặt. Mục đích thiết kế của thanh răng là trượt trên những viên gạch màu xanh dương trơn và được "khóa" tại chỗ bằng viên gạch màu xanh lá cây và những viên gạch màu vàng 2x4. Thanh răng được bánh răng giữ lại.
U1L3.01.png

Phân hóa

Đơn giản hóa bài học này bằng cách:

  • Cho học sinh dừng việc lắp ráp sau khi học sinh đã hoàn thành thanh đẩy trái bóng khúc côn cầu; các em có thể dùng tay hoặc bút đánh dấu làm khung thành

Tăng độ khó bằng cách:

  • Cho học sinh ghi 1 điểm cho mỗi bàn thắng được ghi bằng lực kéo chậm, trung bình hoặc nhanh
  • Thử thách học sinh tìm cách hoán đổi bánh răng màu xanh dương bằng bánh răng màu xanh lá cây trong mô hình cầu thủ, sau đó thử nghiệm các lực khác nhau bằng cách so sánh 2 bánh răng
  • Yêu cầu mỗi nhóm thiết kế sân băng chơi khúc côn cầu riêng của nhóm

Phần mở rộng

Toán học mở rộng (Lưu ý: Hoạt động này sẽ cần thêm thời gian.)
Để kết hợp việc phát triển kỹ năng toán học, cho học sinh của bạn chơi một trò chơi khúc côn cầu và dừng lại khi các em đạt đến tỷ số là +20 hoặc -20. Áp dụng các quy tắc:

  • Cầu thủ: Mỗi bàn thắng đã ghi được tính +1, mỗi bàn thua bị tính -1
  • Thủ môn: Mỗi cú sút vào khung thành bị chặn tính +1, mỗi bàn thắng đã ghi tính -1
  • Học sinh nên ghi điểm trên Bảng tính học sinh; hoặc sử dụng viên gạch để ghi điểm, nhận hoặc lấy đi 1 viên gạch cho mỗi điểm đã ghi hoặc bị mất.

Học tập kết hợp theo mô hình 1:1

Tải xuống giáo án cho Bộ dụng cụ học tập cá nhân từ kho tài nguyên cho chương trình học tập kết hợp.

Hỗ trợ giáo viên

Học sinh sẽ:

  • Khám phá tác động của các lực đẩy và kéo có sức mạnh khác nhau đối với chuyển động của một vật thể
  • Xem cách cơ chế thanh răng và bánh răng chuyền hoạt động để chuyển đổi một lực kéo tuyến tính thành lực đẩy quay
  • Bộ công cụ học tập LEGO® Education BricQ Motion Essential (hai học sinh dùng chung một bộ)

Lớp 8- KHOA HỌC TỰ NHIÊN

  • Lực có thể làm quay vật
  • Đòn bẩy và moment lực

YÊU CẦU CẦN ĐẠT

  • Thực hiện thí nghiệm để mô tả được tác dụng làm quay của lực.
  • Dùng dụng cụ đơn giản, minh họa được đòn bẩy có thể làm thay đổi hướng tác dụng của lực.
  • Lấy được ví dụ về một số loại đòn bẩy khác nhau trong thực tiễn.
  • Nêu được: tác dụng làm quay của lực lên một vật quanh một điểm hoặc một trục được đặc trưng bằng moment lực.
  • Sử dụng kiến thức, kĩ năng về đòn bẩy để giải quyết được một số vấn đề thực tiễn.

Tài liệu dành cho học sinh

Bảng tính học sinh

Tải xuống, xem hoặc chia sẻ dưới dạng trang HTML trực tuyến hoặc PDF có thể in được.

LEGO, the LEGO logo, the Minifigure, DUPLO, the SPIKE logo, MINDSTORMS and the MINDSTORMS logo are trademarks and/or copyrights of the LEGO Group. ©2024 The LEGO Group. All rights reserved. Use of this site signifies your agreement to the terms of use.