Chuyền khối gạch
Thực hành kỹ thuật làm việc nhóm bằng cách làm việc thông qua bốn thử thách hấp dẫn.
Giáo án
1. Chuẩn bị
- Đọc kỹ toàn bộ tài liệu dành cho học sinh trên Ứng dụng LEGO® Education SPIKE™.
- Nếu thấy cần, hãy sử dụng học liệu khởi đầu trong ứng dụng để soạn giáo án. Điều này sẽ giúp học sinh của bạn làm quen với LEGO® Education SPIKE™ Prime.
2. Tham gia (5 phút)
- Sử dụng các ý tưởng trong phần Tổ chức thảo luận bên dưới để thu hút các em học sinh tham gia thảo luận nội dung liên quan đến bài học này.
- Sử dụng video để giải thích bài học.
3. Khám phá (10 phút)
- Chia lớp của bạn thành nhóm với 2-3 học sinh mỗi đội.
- Yêu cầu mỗi nhóm chọn ra một nhóm trưởng.
- Cho các đội 5 phút để lắp ghép Bàn tay rô-bốt và sáu viên gạch LEGO được sử dụng cho các điểm.
- Yêu cầu các em làm việc nhanh nhất có thể. (Điểm mấu chốt ở đây là tất cả các thành viên trong nhóm đều hướng đến một mục tiêu chung.)
- Yêu cầu các nhóm kiểm tra mô hình để đảm bảo chúng hoạt động.
4. Giải thích (15 phút)
- Yêu cầu mỗi đội chọn một nhóm trưởng mới cho Thử thách số 2.
- Yêu cầu học sinh thay phiên nhau sử dụng Bàn tay rô-bốt để di chuyển từng viên gạch từ điểm A đến điểm B. (Đây là một ví dụ khác về làm việc nhóm hướng đến việc tất cả mọi người đều tập trung đến một mục tiêu chung.)
- Bây giờ là lúc cho Thử thách số 3 và các nhóm trưởng mới!
- Các thành viên trong nhóm có 3 phút để lần lượt xếp chồng các viên gạch lên nhau.
- Chúng có thể cao bao nhiêu?
- Nếu tòa tháp sụp đổ, người làm nó sụp đổ phải xây dựng lại. (Đây là một ví dụ làm việc nhóm thành công dựa trên hiệu suất của các cá nhân.)
6. Chế tạo (10 phút)
- Ghép các nhóm lại và yêu cầu mỗi nhóm chọn ra một nhóm trưởng cho Thử thách số 4.
- Nhóm A sẽ thay phiên sử dụng Bàn tay rô-bốt để nhặt viên gạch, gặp một thành viên của nhóm kia giữa đường chuyền viên gạch.
- Nhóm B sẽ thay phiên nhau sử dụng Bàn tay rô-bốt để lấy viên gạch từ nhóm kia và đưa nó đến một địa điểm được chỉ định. (Đây là một ví dụ về làm việc nhóm thành công dựa trên việc tất cả mọi người đạt được mục tiêu mới.)
- Đừng quên dành thời gian để dọn dẹp.
7. Đánh giá
- Góp ý về kết quả thực hiện của mỗi học sinh.
- Bạn có thể sử dụng bảng đánh giá kèm theo để đơn giản hóa quy trình.
Tổ chức thảo luận
Bắt đầu một cuộc thảo luận về làm việc nhóm bằng cách yêu cầu học sinh của bạn đưa ra ví dụ về việc làm việc nhóm sẽ tốt như thế nào. Giúp các em tập trung vào một số yếu tố chính của các mô hình làm việc nhóm khác nhau.
Đây có thể là:
- Mỗi thành viên trong nhóm đảm nhận một trách nhiệm cụ thể trong việc thực hiện mục tiêu chung.
▷ Ví dụ: Khi lắp ghép, một số học sinh chịu trách nhiệm tìm những viên gạch cần thiết và những thành viên khác chịu trách nhiệm lắp ráp chúng. Điều này cũng có thể đề cập đến chuyên môn hóa công việc.
- Đạt được mục tiêu của đội có nghĩa là mọi thành viên trong nhóm đều thành công.
▷ Ví dụ: Trong một cuộc đua tiếp sức, mỗi thành viên trong nhóm có cùng một nhiệm vụ và nhóm sẽ chỉ thành công nếu làm việc tập thể để cải thiện kết quả. Điều này có nghĩa là tất cả mọi người phải giỏi trong cùng một nhiệm vụ.
- Mỗi thành viên trong nhóm đóng góp những yếu tố nhỏ để giúp nhóm đạt được mục tiêu.
▷ Ví dụ: Trong thể thao hoặc trong môi trường công ty, các nhóm sẽ trở nên tốt hơn khi các thành viên thử thách bản thân mình để đạt được mục tiêu mới.
Hãy cho học sinh của bạn xem video này để các em có thể nhìn thấy những gì chúng sắp phải làm.
Mẹo lắp ghép
Dễ dàng điều khiển bàn tay rô-bốt
Bàn tay rô-bốt này được thiết kế để mở và đóng khi nhấn nút trái và phải trên Bộ não.
Thử thách lớn hơn
Đối với thử thách lớn hơn, hãy lập trình cho tay mở khi Bộ não nghiêng sang trái và đóng khi nghiêng sang phải.
Một cách khác để điều khiển tay
Bạn cũng có thể kết hợp một Cảm biến lực.
Mẹo lập trình
Chương trình chính
Giải pháp khả thi
Các chương trình khác
Phân hóa
Đơn giản hóa bài học này bằng cách:
- Giảm số lần thử thách
- Cho 1-2 phút để các nhóm trưởng đưa ra hướng dẫn khi bắt đầu mỗi thử thách
- Đưa ra hướng dẫn chính xác cho những gì các nhóm trưởng cần làm
Đưa bài học này lên cấp độ cao hơn bằng cách:
- Kiểm tra các kỹ năng của các nhóm trưởng bằng cách đưa ra các yêu cầu mới, ví dụ:
▷ Học sinh chỉ có thể sử dụng tay trái (hoặc phải)
▷ Gạch đỏ phải được di chuyển sau cùng
▷ Gạch màu xanh phải được đặt ở dưới cùng của cột
Cơ hội đánh giá
Danh sách kiểm tra những mục cần quan sát
Tạo thang đánh giá phù hợp với nhu cầu của bạn, ví dụ:
- Hoàn thành một phần
- Hoàn thành toàn bộ
- Hoàn thành tốt hơn mong đợi
Sử dụng các tiêu chí thành công sau đây để đánh giá tiến bộ của học sinh:
- Học sinh làm việc theo nhóm hướng tới một mục tiêu chung.
- Học sinh đã làm việc để giúp mọi thành viên trong nhóm đóng góp hiệu quả hơn.
- Học sinh đã làm việc để giúp mọi thành viên trong nhóm đạt được các mục tiêu mới.
Tự đánh giá
Yêu cầu từng học sinh chọn một khối gạch mà các em cảm thấy thể hiện đúng nhất kết quả của mình.
- Xanh dương: Chúng em làm việc như một đội và cùng nhau giải quyết các thử thách.
- Vàng: Chúng em làm việc như một đội để giải quyết các thách thức và khuyến khích mọi người thành công.
- Tím: Chúng em làm việc như một đội để giải quyết các thách thức, khuyến khích mọi người thành công và đạt được những mục tiêu mới.
Phản hồi từ bạn bè
Khuyến khích học sinh đóng góp ý kiến cho các bạn khác bằng cách:
- Yêu cầu học sinh chấm điểm thành tích của học sinh khác thông qua thang điểm biểu thị bằng khối gạch màu như trên.
- Yêu cầu học sinh đóng góp ý kiến mang tính xây dựng để nâng cao thành tích của cả nhóm trong bài học tiếp theo.
Mở rộng kỹ năng ngôn ngữ
Để kết hợp phát triển các kỹ năng ngôn ngữ, hãy:
- Yêu cầu học sinh khám phá thực tiễn để thảo luận hiệu quả, như phản hồi mang tính xây dựng, cải thiện hoặc tạo sự đồng tình,
Lưu ý: Hoạt động này sẽ kéo dài thời lượng bài học.
Mở rộng kỹ năng toán học
Để kết hợp phát triển các kỹ năng toán học:
- Yêu cầu học sinh của bạn thu thập dữ liệu về số lần chuyền gạch, số viên gạch bị rơi và thời gian để hoàn thành các nhiệm vụ.
- Cho học sinh sử dụng dữ liệu này để tạo số liệu thống kê.
Lưu ý: Hoạt động này sẽ kéo dài thời lượng bài học.
Hỗ trợ giáo viên
Các em học sinh sẽ:
- Thể hiện khả năng làm việc hiệu quả và tôn trọng với người khác
Môn Tin Học
Lớp 6 – Chủ đề A. Máy tính và cộng đồng.
• Phân biệt được thông tin với vật mang tin.
• Nhận biết được sự khác nhau giữa thông tin và dữ liệu.
• Nêu được ví dụ minh hoạ mối quan hệ giữa thông tin và dữ liệu.
• Nêu được ví dụ minh hoạ tầm quan trọng của thông tin.
• Giải thích được máy tính là công cụ hiệu quả để thu thập, lưu trữ, xử lí và truyền thông tin.
• Nêu được ví dụ minh hoạ cụ thể.
• Nêu được các bước cơ bản trong xử lí thông tin.
Tài liệu dành cho học sinh
Bảng tính học sinh
Tải xuống, xem hoặc chia sẻ dưới dạng trang HTML trực tuyến hoặc PDF có thể in được.