Điệu nhảy Đường phố
Đồng bộ hóa chuyển động của động cơ theo ‘điệu nhảy đường phố’ để hòa cùng giai điệu với ánh đèn và nhịp trống.
Kế hoạch bài học
1. Chuẩn bị
- Đọc qua tài liệu dành cho học sinh trên Ứng dụng LEGO® Education SPIKE™.
- Nếu bạn cảm thấy điều này là cần thiết, hãy lên kế hoạch cho một bài học bằng cách sử dụng tài liệu khởi động trong ứng dụng. Điều này sẽ giúp học sinh của bạn làm quen với LEGO® Education SPIKE™ Prime.
2. Tham gia (5 phút)
- Sử dụng các ý tưởng trong phần Tổ chức thảo luận bên dưới để thu hút học sinh vào một cuộc thảo luận liên quan đến bài học này.
- Sử dụng video để giải thích bài học.
3. Khám phá (20 phút)
- Để học sinh của bạn làm việc theo từng cặp để lắp ghép ‘vũ điệu đường phố’.
- Yêu cầu trẻ thử nghiệm tính thời gian, đồng bộ hóa chuyển động của đôi chân với đèn nhấp nháy trên Trung tâm.
4. Giải thích (5 phút)
- Thảo luận về quy trình đồng bộ hóa chuyển động.
- Yêu cầu học sinh của bạn thêm chuyển động vào cánh tay của vũ công.
5. Chế tạo (15 phút)
- Yêu cầu học sinh của bạn thêm một số giai điệu phù hợp theo các chuyển động của vũ công.
- Trẻ có thể đồng bộ hóa bao nhiêu âm thanh?
- Bây giờ hãy yêu cầu các em lập trình cho các vũ công di chuyển trong khoảng thời gian đều đặn (ví dụ: cứ mỗi 30 giây). Cho biết điều này có nghĩa là để nhắc nhở trẻ hãy đứng lên và nhảy!
- Đừng quên dành thời gian để dọn dẹp.
6. Đánh giá
- Cung cấp thông tin phản hồi về hiệu suất của mỗi học sinh.
- Bạn có thể sử dụng các bảng đánh giá được cung cấp để đơn giản hóa quy trình.
Bắt đầu Thảo luận
Bắt đầu một cuộc thảo luận về tầm quan trọng của việc vận động và tập thể dục trong suốt cả ngày. Đặt những câu hỏi liên quan.
Dưới đây là một số ví dụ:
Bạn có thường xuyên đứng dậy và vận động nếu bạn ngồi quá lâu không?
Những loại động tác nào mà bạn có thể làm để tiếp tục di chuyển?
Bạn có nghỉ giải lao trong suốt cả ngày không, đôi khi bạn có bị quên không? Hãy cho học sinh của bạn xem video này để các em có thể nhìn thấy những gì chúng sắp phải làm.
Mẹo lắp ghép
Xây dựng mối quan hệ đối tác
Phân chia nhiệm vụ lắp ghép của từng nhóm để đảm bảo rằng mọi người đều tích cực tham gia.
- Học sinh A: phần thân trên của vũ công đường phố
- Học sinh B: phần thân dưới của vũ công đường phố
Những thứ cần đồng bộ hóa
Đồng bộ hóa chuyển động có nghĩa là mọi chuyển động đều phù hợp theo giai điệu. Ví dụ: mọi thứ chỉ cần một giây để hoàn thành, thường là trong âm nhạc hoặc điệu nhảy.
Có rất nhiều thứ khác nhau cần phải đồng bộ trong bài học này.
1. Chuyển động của đôi chân
2. Chuyển động của cánh tay
3. Nhấp nháy các điểm ảnh trên Ma trận đèn
4. Âm thanh và chú giải khác nhau
Thêm chức năng khác
Thêm một động cơ thứ ba và một Cảm biến Siêu âm sẽ tạo cho trẻ nhiều thứ cần đồng bộ hóa hơn. Ví dụ:
- Chuyển động của bộ phận thứ ba
- Nhấp nháy Đèn Cảm biến Khoảng cách
Biến nó thành của riêng bạn
Cho phép học sinh của bạn sử dụng thêm gạch xếp hình để có thể cá nhân hóa vũ công của trẻ.
Mẹo lập trình
Chương trình chính
Giải pháp Khả thi
Các chương trình khác
Khả năng Phân biệt
Đơn giản hóa bài học này bằng cách:
- Khám phá các chức năng của động cơ và cách điều khiển động cơ với những bộ phận khác nhau (ví dụ: vận hành động cơ trong vài giây, theo độ, theo góc xoay), sử dụng tài liệu khởi động Động cơ và Cảm biến để trợ giúp cho bạn
Đưa bài học này lên cấp độ tiếp theo bằng cách:
- Yêu cầu các nhóm đồng bộ hóa mô hình của mình để tạo động tác flash mob
Cơ hội Đánh giá
Danh sách Kiểm tra những Mục cần Quan sát của Giáo viên
Tạo một thang đo phù hợp với nhu cầu của bạn, ví dụ:
- Đã hoàn thành một phần
- Đã hoàn thành toàn bộ
- Không thể hoàn thành
Sử dụng các tiêu chí thành công sau đây để đánh giá sự tiến bộ của học sinh:
- Học sinh tìm hiểu các khái niệm về giai điệu, thời gian và đồng bộ hóa.
- Học sinh tỉ mỉ quan sát "vũ công đường phố" và hiệu chỉnh hiệu ứng trong chương trình của mình.
- Học sinh tìm hiểu về chức năng của "vũ công đường phố" để có thể lập trình các giai điệu mới theo nhịp điệu mới trong một khoảng thời gian ngắn.
Tự đánh giá
Yêu cầu mỗi học sinh lựa chọn một viên gạch xếp hình mà trẻ cảm thấy phù hợp nhất với hiệu suất của mình.
- Màu xanh dương: Tôi đã lập trình để đôi chân của vũ công chuyển động đồng bộ theo ánh đèn.
- Màu vàng: Tôi đã lập trình để đôi chân và cánh tay của vũ công chuyển động đồng bộ theo ánh đèn.
- Màu tím: Tôi đã lập trình để vũ công chuyển động theo khoảng thời gian đều đặn, phát một số nhịp điệu để giữ tôi tiếp tục di chuyển.
Đánh giá từ bạn bè
Khuyến khích học sinh đưa ra ý kiến phản hồi cho các bạn khác bằng cách:
- Yêu cầu một học sinh cho điểm hiệu quả công việc của một học sinh khác bằng cách sử dụng thang điểm các viên gạch màu nêu trên.
- Yêu cầu học sinh đưa ra những ý kiến phản hồi mang tính xây dựng cho nhau để tăng cường hiệu quả công việc nhóm trong bài học tiếp theo.
Mở rộng Kỹ năng Ngôn ngữ
Để kết hợp phát triển các kỹ năng ngôn ngữ:
- Yêu cầu học sinh tìm hiểu và thảo luận về lý do tại sao việc đứng dậy và vận động theo khoảng thời gian đều đặn sau khi ngồi trên lớp, trước máy tính, xem TV, chơi trò chơi điện tử, v.v. trong thời gian dài lại quan trọng như vậy
Lưu ý: Điều này sẽ cần thêm thời gian.
Toán học Mở rộng
Để kết hợp phát triển các kỹ năng toán học:
- Để học sinh của bạn khám phá hoặc giải thích các phách theo phân số.
- Để trẻ chơi với các phách đa hình (ví dụ: 2/4 với 3/8, 5/4 với 4/4).
Lưu ý: Điều này sẽ cần thêm thời gian.
Định hướng Nghề nghiệp
Những học sinh yêu thích bài học này có thể sẽ quan tâm đến việc khám phá các con đường sự nghiệp này:
- Khoa học Sức khỏe (Y sinh)
- Khoa học Sức khỏe (Nghề nghiệp thuộc lĩnh vực Y tế & Sức khỏe)
Hỗ trợ giáo viên
Học sinh sẽ:
- Sử dụng hiệu quả các loại dữ liệu khác nhau như thời gian (giây), tốc độ và độ xoay
Bộ công cụ Học tập LEGO Education SPIKE Prime
TIN HỌC
LỚP 6 – KHÁI NIỆM THUẬT TOÁN VÀ BIỂU DIỄN THUẬT TOÁN
Diễn tả được sơ lược khái niệm thuật toán, nêu được một vài ví dụ minh hoạ.
Mô tả được thuật toán đơn giản có các cấu trúc tuần tự, rẽ nhánh và lặp dưới dạng liệt kê hoặc sơ đồ khối.
LỚP 8 – THÔNG TIN VỚI GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Biết được chương trình là mô tả một thuật toán để máy tính “hiểu” và thực hiện được.
Chủ động tìm kiếm được thông tin để thực hiện nhiệm vụ (thông qua bài tập cụ thể).
Đánh giá được lợi ích của thông tin tìm được trong giải quyết vấn đề, nêu được ví dụ minh hoạ.
CÔNG NGHỆ
LỚP 8 – THIẾT KẾ KĨ THUẬT
Trình bày được mục đích và vai trò của thiết kế kĩ thuật.
Mô tả được các bước cơ bản trong thiết kế kĩ thuật.
Thiết kế được một sản phẩm đơn giản theo gợi ý, hướng dẫn.
Tài liệu dành cho học sinh
Bảng tính học sinh
Tải xuống, xem hoặc chia sẻ dưới dạng trang HTML trực tuyến hoặc PDF có thể in được.