Mã hóa cơ chế di chuyển
Khám quá cách mã hóa: Sử dụng mã giả để lập trình động tác khiêu vũ.
Tổng quan
- Đây là bài học khám phá cách mã hóa dành cho chương trình học kết hợp. Để dạy bài học này, bạn không cần có Bộ công cụ LEGO® Education SPIKE™ Prime, các khối gạch LEGO hay phần mềm.
- Trong bài học này, học sinh sẽ viết mã giả hướng dẫn cách thực hiện động tác khiêu vũ. Học sinh sẽ chia sẻ mã giả của mình với bạn khác.
Bạn có thể giảng bài học này:
- Dưới dạng bài học nhập môn để giới thiệu bài Kỹ năng sáng tạo
- Trước hoặc sau bài học Điệu nhảy đường phố, để giới thiệu hoặc củng cố kiến thức về cách viết mã giả
- Trước bài học Huấn luyện viên, để trang bị cho học sinh nền tảng thực hiện dự án mở vào cuối bài học nhằm mở rộng kiến thức cho học sinh
- Thuyết trình nội dung bài học là tài liệu có hình ảnh trực quan, được trình bày trong phần Tài nguyên bổ sung của giáo án này. Sử dụng bài thuyết trình này để bám sát bài giảng và hướng dẫn học sinh đi qua từng bài trong 5 bài (Tham gia, Chế tạo, Khám phá, Giải thích, Đánh giá).
Các khái niệm về mã hóa
- Thuật toán: Tập hợp các câu lệnh từng bước giúp hoàn thành nhiệm vụ.
- Lỗi: Lỗi mã hóa. Gỡ lỗi là quá trình sửa lỗi.
- Phân tách: Chia nhỏ mã thành các phần nhỏ hơn hoặc các phép toán nhỏ hơn.
- Mã giả: Bản lệnh dạng chữ nêu rõ các bước trong một thuật toán trước khi mã hóa trên máy tính. Mã giả giúp lập trình viên xác định và dự đoán sự cố (lỗi) và lên kế hoạch phân tách các bước mã hóa.
Tham gia
(10 phút)
Tổ chức thảo luận nhanh để khám phá kiến thức cơ bản về mã của học sinh.
- Thông qua cuộc thảo luận này, bạn và học sinh sẽ xây dựng những định nghĩa chung về mã và mã hóa.
Đặt các câu hỏi như:
- Mã là gì? (Ví dụ về câu trả lời: mã là thứ gì đó được dùng để yêu cầu máy móc hoặc robot biết cách thực hiện nhiệm vụ, hoặc mang tính thú vị hoặc sáng tạo như lập trình trò chơi trên máy tính.)
- Các em đã từng nghe đến bất kỳ từ nào khác thay cho từ mã này chưa? (Một số học sinh đã quen với mã hóa có thể nói các từ như "thuật toán, mã giả và lỗi". Yêu cầu những học sinh đã quen với các khái niệm này chia sẻ kiến thức của các em.)
- Mã trông như thế nào? (Ví dụ về câu trả lời: dạng khối, dạng chữ, dạng số)
- Giải thích rằng mã là một tập hợp các chỉ lệnh.
Hiển thị trang Tham gia đầu tiên trong Thuyết trình nội dung bài học.
- Trang này hiển thị các ví dụ về trò chơi vỗ tay.
Tiếp tục cuộc trò chuyện bằng cách đặt những câu hỏi như sau:
- Có những hoạt động gì trong bức ảnh này? (Ví dụ về câu trả lời: Nhân vật đang chơi trò vỗ tay.)
- Các em đã từng chơi những trò chơi vỗ tay nào? (Yêu cầu một hoặc hai học sinh chia sẻ kinh nghiệm bản thân.)
- Các em sẽ giải thích cho người khác luật chơi như thế nào? (Mời một hoặc hai học sinh chia sẻ ý tưởng.)
- Tập chỉ lệnh như thế nào thì được gọi là lý tưởng? (Khuyến khích học sinh xác định các tiêu chí của một tập chỉ lệnh lý tưởng. Ví dụ về câu trả lời: “rõ ràng, sắp xếp hợp lý, theo đúng thứ tự.”)
- Nói với học sinh rằng bằng cách hướng dẫn luật chơi, nghĩa là các em đồng thời thực hành tạo thuật toán. Giải thích rằng thuật toán là tập hợp các câu lệnh từng bước giúp hoàn thành nhiệm vụ.
Hiển thị trang Tham gia thứ hai trong Thuyết trình nội dung bài học.
- Trang này hiển thị các ví dụ về các tập chỉ lệnh hoặc “mã” được viết ra. Biên đạo múa sử dụng hình ảnh chú thích để ghi lại các bước khiêu vũ, huấn luyện viên sử dụng bản động tác hình que và từ ngữ để ghi lại các bài tập thể dục và tờ nhạc bướm chứa các nốt nhạc để hướng dẫn nhạc sĩ nội dung và cách chơi.
Tiếp tục cuộc thảo luận bằng những câu hỏi như bên dưới để giúp học sinh tìm ra mối tương quan giữa “mã” trong thực tế không phải trên máy tính và mã giả mà các em sẽ viết sau trong bài học này:
- Các em nhận thấy điều gì về những chú thích của biên đạo múa? (Ví dụ về câu trả lời: Bốn ô cho các em biết trình tự động tác, mũi tên cho biết cách di chuyển, bước 1 và 4 được lặp đi lặp lại.)
- Các em nhận thấy điều gì về bản động tác hình que của huấn luyện viên? (Ví dụ về câu trả lời: người chơi được biểu diễn theo hình chữ X và vòng tròn; có mũi tên chỉ hướng chuyển động)
- Các em nhận thấy điều gì về nốt nhạc? (Ví dụ về câu trả lời: bài hát “Twinkle Twinkle Little Star”, vòng tròn chính là những nốt tròn)
- Những chỉ lệnh/thuật toán này có điểm gì chung? (Nhắc nhở học sinh lắp ráp dựa trên các tiêu chí mà các em đã xác định ở trên về tập chỉ lệnh lý tưởng.)
- Những bản chỉ lệnh kể trên giúp biên đạo múa, huấn luyện viên và nhạc sĩ như thế nào? (Nhắc học sinh tìm hiểu xem những chỉ lệnh trên có thể giúp các em lập kế hoạch và phát hiện ra các lỗi tiềm ẩn hay không.)
Hiển thị trang Tham gia thứ ba trong Thuyết trình nội dung bài học.
- Trang này giới thiệu một ví dụ về mã SPIKE Prime từ bài học Điệu nhảy đường phố nằm trong bài Kỹ năng Sáng tạo. Dữ liệu lập trình này điều khiển vũ công khiêu vũ Điệu nhảy đường phố qua bộ SPIKE Prime.
Phát video ở đầu trang giáo án này để cho học sinh thấy robot khiêu vũ Điệu nhảy đường phố đang hoạt động. Sau đó, tiếp tục thảo luận dựa trên các điểm sau:
- Đây là dữ liệu để lập trình robot khiêu vũ Điệu nhảy đường phố.
- Thế nào được gọi là mã ra lệnh robot thực hiện? (Dưới đây là các bước được viết dưới dạng mã giả. Để bài học thêm sinh động, hãy mời học sinh nhập vai thực hiện các chuyển động của robot.)
- Các em gọi động tác khiêu vũ này là gì? (Khuyến khích học sinh đặt tên cho động tác khiêu vũ “một cách hài hước” và đây sẽ là tên bước nhảy mà các em sẽ viết mã giả ở phần sau.)
- Các em viết mã này vào giấy dạng thuật toán như thế nào? (Yêu cầu một hoặc hai học sinh chia sẻ ví dụ về cách các em ghi lại mã bằng cách sử dụng từ ngữ hoặc hình ảnh.)
- Nói với học sinh rằng khi các em tự mình giải thích được về mã, tức là các em vừa thực hành tạo thuật toán và vừa viết mã giả.
Mẫu giải pháp mã giả
Học sinh có thể xung phong chia sẻ những ý tưởng khác nhau để giải thích dữ liệu lập trình này. Ví dụ:
- Chương trình nhận lệnh Đi!
- Động cơ D và F chạy theo con đường đó trong 1 vòng quay
- Động cơ chờ 1 giây
- Động cơ chuyển động lại 10 lần
Lời khuyên về học tập kết hợp cho giai đoạn Tham gia
Đồng bộ
- Cho cả lớp tham gia thảo luận qua mạng trong thời gian học theo thời khóa biểu. Bạn hãy cố gắng nói ít nhất có thể. Khuyến khích học sinh tự trả lời hoặc tự đặt câu hỏi. Thử sử dụng công cụ cộng tác trực tuyến hoặc chức năng trò chuyện để thu hút tất cả học sinh tham gia.
Không đồng bộ
- Hiển thị các trang Tham gia trong Thuyết trình nội dung bài học và quyết định xem nên để từng cá nhân hay cả tập thể cùng trả lời bạn trên bảng thảo luận lớp. Bảng thảo luận trực tuyến là phương tiện hữu ích, có thể khuyến khích học sinh tương tác với nhau mà không yêu cầu tất cả học sinh phải có mặt cùng một lúc.
Khám phá
(15 phút)
Nhắc học sinh sử dụng trang Khám phá trong Thuyết trình nội dung bài học để biết cách vượt qua thử thách này.
Ngoài ra, bạn có thể hướng dẫn học sinh theo các bước sau:
Bước 1: Yêu cầu học sinh nghĩ ra một bước nhảy đơn giản mà các em có thể dạy cho người khác.
Bước 2: Yêu cầu học sinh viết ra các bước cần thiết để thực hiện bước nhảy mà các em nghĩ ra. Giải thích rằng đây được gọi là mã giả.
Bước 3: Chia học sinh thành cặp. Hướng dẫn bạn số 1 chia sẻ mã giả của mình với bạn số 2. Bạn số 2 phải làm theo mã giả của bạn số 1 đúng như những gì nghe được. Sau đó, yêu cầu các em đổi vai.
Bạn cũng có thể thử đóng một vai nào đó trong hoạt động này giống như học sinh trong lớp. Yêu cầu tất cả học sinh viết mã giả cho bước nhảy, sau đó yêu cầu các em lần lượt chia sẻ mã giả của mình, trong khi đó, các bạn còn lại trong lớp cố gắng làm theo bước nhảy.
Lời khuyên học tập kết hợp cho giai đoạn Khám phá
Biến hoạt động này thành thời gian giao lưu. Học sinh thích hoạt động theo số đông.
Đồng bộ
- Nếu học sinh đang tham gia trực tuyến, các em có thể cùng nhau thực hiện trong ứng dụng phòng họp dưới hình thức một học sinh chia sẻ mã giả của mình với các bạn còn lại. Hoặc yêu cầu các em thực hiện theo hình thức nhóm nhỏ trong phòng chia nhóm, sau đó chia sẻ mã giả của mình trong các nhóm nhỏ đó hoặc với một bạn nào đó.
Không đồng bộ
- Khuyến khích học sinh tạo không gian dành riêng để thực hiện các hoạt động tại nhà với sự giúp đỡ của gia đình. Địa điểm có bề mặt bằng phẳng, ánh sáng tốt, không ồn ào là lựa chọn lý tưởng để thực hiện hoạt động. Xin lưu ý rằng mỗi gia đình học sinh có hoàn cảnh khác nhau.
Giải thích
(10 phút)
- Sau khi học sinh vượt qua thử thách mã hóa, hãy yêu cầu các em chia sẻ kinh nghiệm với bạn bè.
- Trang Giải thích trong Thuyết trình nội dung bài học cung cấp nhiều gợi ý thảo luận để giúp học sinh cho và nhận phản hồi.
- Nhắc nhở học sinh giao tiếp bằng mắt, sử dụng giọng điệu thân thiện và tập trung vào các ví dụ cụ thể khi đưa ra phản hồi. Khuyến khích các em suy ngẫm xem nên cải thiện sản phẩm của mình như thế nào dựa trên phản hồi nhận được.
Dưới đây là một số gợi ý về cách đưa ra phản hồi:
- Mình thực sự ấn tượng với…
- Mình muốn biết thêm về…
- Mình cũng có cùng ý tưởng…
- Mình có ý tưởng khác…
- Theo mình thì…
Dưới đây là một số gợi ý về cách nhận phản hồi:
- Những câu lệnh nào rõ ràng?
- Mình có thể cải thiện những gì?
- Có thể sửa những lỗi nào?
Sau khi học sinh đã chia sẻ ý kiến phản hồi, hãy yêu cầu học sinh giải thích xem hoạt động này giống lập trình ở điểm nào.
Đặt các câu hỏi như:
- Hoạt động này giống lập trình ở điểm nào? (Ví dụ về câu trả lời: Chúng em đang viết chỉ lệnh để người khác làm theo, giống như viết mã để máy tính làm theo.)
- Tại sao các em viết mã giả? (Ví dụ về câu trả lời: để giúp thiết kế mã trước khi viết trên máy tính để có thể dự đoán các lỗi có thể phát sinh).
- Cần lưu ý đến những chi tiết quan trọng nào khi viết mã giả? (Ví dụ về câu trả lời: tầm quan trọng của chi tiết, các bước theo đúng thứ tự).
*Lời khuyên học tập kết hợp cho giai đoạnGiải thích*
Đồng bộ
- Nếu học sinh tham gia trực tuyến, hãy xem lại phần gợi ý cách cho và nhận phản hồi trên trang Giải thích trong Thuyết trình nội dung bài học và yêu cầu học sinh cho và nhận phản hồi theo nhóm nhỏ trong phòng chia nhóm.
- Đến phòng chia nhóm để kiểm tra xem học sinh có hiểu không bằng cách yêu cầu từng nhóm chia sẻ nội dung ý kiến phản hồi cụ thể.
- Giải đáp những thắc mắc của học sinh và trực tiếp làm rõ những khái niệm mà các em hiểu sai để giúp các em hiểu sâu hơn về khái niệm đó.
Không đồng bộ
- Khuyến khích học sinh suy ngẫm về ý kiến phản hồi nhận được bằng cách chia sẻ lại phản hồi trước cả nhóm hoặc đăng nhận xét trong nhóm trò chuyện.
Chế tạo
(5 phút)
- Yêu cầu học sinh suy nghĩ xem làm thế nào để cải thiện mã giả hoặc mã hóa các bước di chuyển khác nhau (ví dụ: thói quen buổi sáng của bản thân, luật chơi một môn thể thao, công thức nấu ăn) để thử lại hoạt động này.
Đặt các câu hỏi như:
- Các em sẽ cải tiến mã giả như thế nào?
- Các em sẽ thử lại hoạt động này như thế nào?
- Các em có thể viết mã giả cho một số hoạt động nào khác?
Nếu thời gian cho phép, hãy hiển thị trang Chế tạo trong Thuyết trình nội dung bài học, trang này gồm các khối lập trình Ứng dụng LEGO Education SPIKE.
Tiếp tục thảo luận dựa trên các điểm sau:
- Những khối lập trình này được sử dụng để làm gì? (Ví dụ về câu trả lời: để lặp lại hành động tương tự 10 lần; chờ một giây trước khi hành động bắt đầu; nếu một hành động xảy ra thì một hành động khác cũng xảy ra)
- Yêu cầu học sinh chia sẻ một ví dụ về hành động lặp lại, chờ đợi và lệnh nếu-thì trong các bước nhảy.
Lời khuyên học tập kết hợp cho giai đoạn Chế tạo
Cho học sinh cơ hội chia sẻ tác phẩm của mình và xem tác phẩm của những bạn khác.
Đồng bộ
- Tổ chức một buổi chia sẻ trực tuyến theo thời khóa biểu, trong đó học sinh sẽ chia sẻ cách sửa đổi những phát minh của mình.
Không đồng bộ
- Tổ chức buổi triển lãm trực tuyến để các em có cơ hội chia sẻ tác phẩm của mình. Khuyến khích học sinh đăng ảnh và video về tác phẩm của mình và xem tác phẩm của các bạn khác.
Đánh giá
(5 phút)
- Mời từng học sinh chia sẻ ví dụ về cách thức hiển thị câu lệnh từng bước của mã giả (tức là thuật toán) và nêu ví dụ về lỗi mà các em đã phát hiện ra và cách sửa lỗi trong mã giả.
Yêu cầu học sinh tự đánh giá thành tích của bản thân. Sử dụng các đề xuất bên dưới, hoặc tự nghĩ ra hoạt động tự đánh giá của riêng mình.
- Giơ một tay nếu các em cần được hỗ trợ viết mã giả và gỡ lỗi chương trình.
- Giơ hai tay lên nếu các em có thể giải thích cách thức viết mã giả và gỡ lỗi chương trình.
- Vẫy tay nếu các em có thể hướng dẫn người khác cách viết mã giả và gỡ lỗi chương trình.
Lời khuyên học tập kết hợp cho giai đoạn Đánh giá
Có nhiều hình thức đánh giá mà bạn có thể sử dụng—yêu cầu học sinh viết bản thu hoạch, thuyết trình miệng trực tiếp, ghi âm hoặc vẽ hình thể hiện hiểu biết của bản thân.
Đồng bộ
- Cho cả lớp tham gia thảo luận qua mạng trong thời gian học theo thời khóa biểu.
Không đồng bộ
- Yêu cầu học sinh suy ngẫm về tác phẩm của mình bằng cách viết bản thu hoạch và đăng lên mạng, thuyết trình miệng hoặc vẽ hình thể hiện hiểu biết của bản thân.
Hỗ trợ giáo viên
Các em học sinh sẽ:
- Tạo và làm theo một tập hợp các câu lệnh mã giả từng bước
- Phân tách, xác định và khắc phục sự cố trong mã giả
- Thuyết trình nội dung bài học (xem Tài nguyên bổ sung)
- Giấy (mỗi học sinh 2 tờ)
- Dụng cụ viết/vẽ (bút mực, bút chì, bút đánh dấu)