SPIKE™ Cơ bản

Thiết kế trò chơi

Đã đến lúc hoàn thiện trò chơi dang dở để sẵn sàng phục vụ công viên giải trí!

30-45 phút
Sơ cấp
1-2 tuổi
Hybrid
Hybrid_2.png

Tổng quan

  • Bài học này sử dụng Bộ dụng cụ học tập cá nhân LEGO® Education Cơ bản. Nếu không được dùng bộ dụng cụ này, bạn có thể sử dụng bất kỳ khối gạch LEGO nào khác hoặc bất kỳ vật liệu nào tìm được.
  • Trong bài học này, học sinh của bạn sẽ sử dụng các khối gạch LEGO để thiết kế một thiết bị trợ giúp giặt ủi. Sau đó, các em sẽ sáng tạo, thử nghiệm và thực hiện bằng cách sử dụng nhiều gạch hơn để hoàn thành mẫu.
  • Thuyết trình nội dung bài học là tài liệu có hình ảnh trực quan, được trình bày trong phần Tài nguyên bổ sung của bài học này. Sử dụng bài thuyết trình này để bám sát bài giảng và hướng dẫn học sinh tiếp nhận từng bài trong 5 bài.

Chuẩn bị

  • Xem lại phần Thuyết trình nội dung bài học trực quan được trình bày trong phần Tài nguyên bổ sung
  • Hãy cân nhắc thời gian phù hợp nhất để giảng dạy bài học này. Dưới đây là một số gợi ý:
    • Dưới dạng bài học nhập môn để giới thiệu Công viên giải trí tuyệt vời: Bài giảng về Lập kế hoạch chuyến đi chơi thú vị.
    • Trước hoặc sau bài học Vòng quy ngựa gỗ cổ điển hoặc Quầy bán đồ ăn nhanh để giới thiệu hoặc củng cố cho quá trình tạo và thử nghiệm các nguyên mẫu.
    • Trước bài học Công viên giải trí tuyệt vời nhất để tạo nền tảng cho
      dự án mở
  • Nếu cần, hãy dạy trước những từ vựng liên quan như: lên ý tưởng, lắp ráp, thử thách và nguyên mẫu.
  • Phân phối Bộ dụng cụ học tập cá nhân theo chính sách phân phối của trường bạn.

Tham gia

(Cả lớp, 10 phút)

  • Tạo điều kiện để thảo luận nhanh chóng với học sinh của bạn về cách truyền đạt ý tưởng và đưa ra phản hồi.
  • Thảo luận về cách đưa ra phản hồi mang tính xây dựng về một điều mà các em thích hoặc không thích.
  • Dưới đây là ví dụ để mở đầu cuộc trò chuyện nhằm khơi dậy cảm hứng:
    • Hãy tưởng tượng như bạn vừa chơi một trò chơi hoàn toàn mới ở công viên giải trí. Nhà thiết kế trò chơi, hay người đã tạo nên trò chơi đó, hỏi ý kiến của bạn về trò chơi. Bạn muốn chia sẻ ý kiến xây dựng với họ.
    • Bạn có thể nói những điều gì? Làm sao để đưa ra ví dụ cụ thể nhằm minh họa cho điều mình thích hoặc không thích?
    • Điều quan trọng là phải đưa ra phản hồi một cách rõ ràng. Bạn có thể vận dụng những câu như sau:
      • Tôi thực sự ấn tượng với...
      • Tôi muốn biết thêm về...
      • Tôi có ý tưởng khác…
  • Hãy tưởng tượng theo cách khác nhé. Tưởng tượng bạn là người thiết kế nên trò chơi và bạn muốn nghe phản hồi từ người vừa tham gia chơi. Bạn nghĩ mình nên đưa ra những loại câu hỏi nào?
    • Bạn có thể đặt các câu hỏi như:
      • Bạn nghĩ sao về...
      • Bạn nghĩ tôi có thể cải thiện trò chơi của mình như thế nào?
      • Bạn có điều gì muốn chia sẻ với tôi nữa không?
  • Cho học sinh của bạn làm quen với nhân vật chính của câu chuyện, Sofie và làm theo như phần Trình bày trực quan khi bạn đọc câu chuyện sau đây.
    • TRANG TRÌNH CHIẾU 3
      - Sofie đã tìm thấy một trò chơi chưa được hoàn thiện tại công viên giải trí.
    • TRANG TRÌNH CHIẾU 4
      - Cô ấy cho rằng mình có thể thiết kế và hoàn thiện trò chơi này.
    • TRANG TRÌNH CHIẾU 5
      - Lắp ráp trò chơi chưa hoàn thiện cho Sofie.

Khám phá

(Mỗi học sinh, 15 phút)

  • Yêu cầu học sinh mở Bộ dụng cụ học tập cá nhân và khám phá
    các khối gạch.
  • Không có hướng dẫn lắp ráp cho bài học này. Thay vào đó, bạn
    nên yêu cầu học sinh lắp ráp theo mô hình trên màn hình.
  • Yêu cầu học sinh đưa mô hình của mình lên trước màn hình hoặc giơ tay khi các em lắp ráp xong.
  • Hiện Trang trình chiếu 6 và phân công thử thách.
    • TRANG TRÌNH CHIẾU 6
      • Thử thách của bạn là hoàn tất trò chơi cho Sofie.
  • Để học sinh tận dụng thời gian hoàn thiện các trò chơi từ những khối gạch có sẵn.
  • Giải thích rằng các em có thể sử dụng Hình ảnh cảm hứng trên màn hình để tham khảo nhưng có thể sáng tạo thêm những ý tưởng khác

Giải thích

(Cả lớp, 10 phút)

  • Khi học sinh đã lắp ráp xong, hãy yêu cầu các em thay phiên nhau chia sẻ về mô hình của mình với cả lớp.
  • Đưa ra ví dụ về phản hồi tích cực cho học sinh và khuyến khích các em đưa ra phản hồi cho bạn bè.
  • Nhắc nhở học sinh chú ý giao tiếp bằng mắt và thể hiện sự thân thiện qua giọng nói, tập trung vào các ví dụ cụ thể khi đưa ra phản hồi và suy ngẫm về cách các em có thể cải thiện mô hình dựa trên phản hồi mà mình nhận được.
  • Khuyến khích học sinh sử dụng những mẫu câu như thế này khi đưa ra
    phản hồi:
    • Tôi thực sự ấn tượng với...
    • Tôi muốn biết thêm về...
    • Tôi cũng có cùng ý tưởng...
    • Tôi có ý tưởng khác…
    • Theo tôi thì…

Chế tạo

(Cả lớp, 5 phút)

  • Yêu cầu học sinh suy nghĩ về cách cải thiện hoặc sửa đổi trò chơi ở công viên giải trí của mình dựa trên mà phản hồi các em đã nhận được.
  • Đặt các câu hỏi như:
  • Bạn muốn bổ sung gì vào trò chơi của mình?
  • Trò chơi của bạn sẽ thay đổi thế nào?
  • Nên bỏ yếu tố nào?

Đánh giá

(Cả lớp, 5 phút)

  • Yêu cầu học sinh xếp khối gạch màu để tự đánh giá mức độ tự tin của mình:
  • Gạch đỏ: Tôi nghĩ mình có thể trao đổi phản hồi với bạn bè của tôi.
  • Gạch vàng: Tôi có thể trao đổi phản hồi với bạn bè của tôi.
  • Gạch xanh lá: Tôi có thể trao đổi phản hồi với bạn bè của mình và tôi cũng có thể giúp một người bạn làm điều đó!

Hỗ trợ giáo viên

Các em học sinh sẽ:

  • Thực hành trao đổi phản hồi
  • Phát triển kỹ năng giao tiếp khi trình bày rõ ý tưởng để
    lắp ráp và thiết kế lại một trò chơi ở công viên giải trí
  • Suy nghĩ để tạo ra ý tưởng giúp hoàn thiện trò chơi ở công viên giải trí
  • Bộ dụng cụ học tập cá nhân LEGO® Education Cơ bản (Mỗi học sinh sử dụng một bộ)
  • Thuyết trình nội dung bài học (xem Tài nguyên bổ sung)

LEGO, the LEGO logo, the Minifigure, DUPLO, the SPIKE logo, MINDSTORMS and the MINDSTORMS logo are trademarks and/or copyrights of the LEGO Group. ©2024 The LEGO Group. All rights reserved. Use of this site signifies your agreement to the terms of use.