BricQ Motion Prime

Chuyền bóng

Các em có thể phối hợp để chuyền bóng trên sân chơi thể thao tốt như thế nào? Đội của các em có thể ghi bàn thắng không?

Bài học này sẽ giúp học sinh làm quen với Bộ công cụ học tập LEGO® Education BricQ Motion Prime. Bạn nên dành chút thời gian trước bài học để hướng dẫn học sinh cách sắp xếp các bộ phận, đồng thời đặt ra một số quy tắc cơ bản về việc giữ cho bộ công cụ học tập luôn gọn gàng và ngăn nắp.

30-45 phút
Sơ cấp
Lớp 6-8
Hybrid
U3L1.Thumb.png

Chuẩn bị

  • Xem lại tài liệu học tập trực tuyến dành cho học sinh. Sử dụng máy chiếu để chia sẻ tài liệu này với học sinh trong suốt bài học.
  • Đảm bảo rằng bạn đã trình bày các khái niệm có liên quan (tức là nguyên nhân và kết quả, hệ thống, đầu vào, quy trình và đầu ra) trong bài học trước đó.
  • Xem xét khả năng và kiến thức của tất cả học sinh. Phân hóa bài học để mọi học sinh đều dễ dàng tiếp cận. Xem phần Phân hóa bên dưới để biết các gợi ý.

Tham gia

(Cả lớp, 5 phút)

  • Xem video của học sinh ở đây hoặc truy cập video qua tài liệu trực tuyến dành cho học sinh.
U3L1.EngageThumbnail.png
  • Dẫn dắt cuộc thảo luận nhanh về các lực giúp các cầu thủ bóng đá chuyền bóng cho nhau.
  • Đặt các câu hỏi, như:
    • Các cầu thủ bóng đá cần những kỹ năng gì để chuyền bóng trên sân? (Hai kỹ năng quan trọng nhất là chuyền bóng và nhận bóng.)
    • Cần dùng lực nào để làm cho quả bóng di chuyển? (Cầu thủ bóng đá dùng lực đẩy bằng chân để tạo ra động lượng chuyển tiếp giúp đá bóng. Cầu thủ cũng sử dụng chân của mình để làm chậm tốc độ bóng và dừng bóng khi nhận bóng.)
  • Nói với học sinh rằng các em sẽ lắp ráp một cơ chế có thể chuyền bóng, sau đó cùng phối hợp để chuyền bóng từ một phía phòng sang phía bên kia.
  • Có thể thực hiện hoạt động này theo các nhóm nhỏ hoặc cả lớp.
  • Giải thích rằng học sinh sẽ không nhận được hướng dẫn lắp ráp mà thay vào đó nên sử dụng hình ảnh hướng dẫn ở trang 2 - 3 trong sách hướng dẫn lắp ráp. Cho học sinh biết rằng mỗi nhóm:
    • Có thể sao chép các mô hình trong hình ảnh ở trang 2 – 3 của cuốn sách hướng dẫn lắp ráp, chỉnh sửa mô hình hoặc sáng tạo ra thiết kế riêng của các em.
    • Mỗi nhóm nên đặt mục tiêu tạo ra hai mô hình cầu thủ chuyền bóng và cầu thủ bắt bóng.
  • Phân phát một bộ công cụ học tập cho mỗi nhóm.

Khám phá

(Nhóm nhỏ, 30 phút)

  • Cho học sinh thực hành theo cặp để lắp ráp cơ chế có thể chuyền và bắt quả bóng màu vàng.
  • Không có hướng dẫn lắp ráp cụ thể cho bài học này. Tuy nhiên, học sinh có thể tham khảo hình ảnh trên trang 2 - 3 của cuốn sách hướng dẫn lắp ráp để lấy cảm hứng. Khuyến khích học sinh thiết kế các mô hình riêng của các em.
  • Bạn có thể tìm nội dung hỗ trợ lắp ráp trong phần Mẹo dưới đây.
  • Sau khi học sinh lắp ráp xong, yêu cầu các em thử nghiệm mô hình của mình.
U3L1.SampleSolution.png

Giải thích

(Cả lớp, 5 phút)

  • Tập hợp học sinh lại để chia sẻ những gì các em đã tạo ra.
  • Đặt các câu hỏi, như:
    • Mô hình của các em phải làm gì để làm cho bóng di chuyển đến cầu thủ tiếp theo? (Mô hình phải có cơ chế có thể làm cho bóng di chuyển theo một đường thẳng.)
    • Mô hình truyền cảm hứng nào đã giúp em tạo ra một cơ chế hiệu quả?
    • Cơ chế hoạt động như thế nào?
    • Cơ chế chuyền bóng như thế nào?
    • Cơ chế làm chậm tốc độ quả bóng như thế nào?

Chế tạo

(Cả lớp, 5 phút)

  • Nếu có đủ thời gian, hãy yêu cầu học sinh thử kết hợp hai cơ chế để tạo cầu thủ chuyền bóng phức tạp hơn.
  • Dành thời gian cho học sinh tháo rời các mô hình của mình, sắp xếp các viên gạch trở lại khay, và dọn dẹp chỗ thực hành của các em.

Đánh giá

(Liên tục trong suốt Bài học)

  • Cung cấp thông tin phản hồi về kết quả của mỗi học sinh.
  • Dẫn dắt quá trình tự đánh giá.
  • Sử dụng các bảng đánh giá được cung cấp để đơn giản hóa quy trình.

Danh sách kiểm tra những mục cần quan sát

  • Đo lường mức độ thành thạo của học sinh trong việc trình bày các lực tham gia tương tác trong mô hình.
  • Tạo một thang đo phù hợp với nhu cầu của các em. Ví dụ:
    1. Cần hỗ trợ thêm
    2. Có thể làm việc độc lập
    3. Có thể hướng dẫn người khác

Tự đánh giá

  • Yêu cầu mỗi học sinh lựa chọn một viên gạch xếp hình mà trẻ cảm thấy phù hợp nhất với kết quả của mình:
    • Màu xanh lá cây: Em có thể trình bày các lực tham gia tương tác trong mô hình của em khi được giúp đỡ.
    • Màu xanh dương: Em biết em có thể trình bày các lực tham gia tương tác trong mô hình của mình.
    • Màu tím: Em có thể trình bày và giải thích các lực tham gia tương tác trong mô hình của em.

Phản hồi từ bạn bè

  • Khuyến khích học sinh đánh giá bạn bè bằng cách:
    • Sử dụng thang đo bằng gạch ở trên để ghi lại kết quả của nhau
    • Trình bày ý tưởng của học sinh và đưa ra ý kiến phản hồi mang tính xây dựng
45400-assessment.png

Mẹo

MẸO VỀ MÔ HÌNH

  • Những hình ảnh truyền cảm hứng trên các trang 2 - 3 của cuốn sách hướng dẫn lắp ráp chỉ ra tám mô hình có thể dùng để khơi nguồn cảm hứng. Lưu ý: Không có đủ các bộ phận để lắp ráp tất cả các mô hình này cùng một lúc. Lắp ráp trên một trong các tấm đế màu xanh dương sẽ giúp học sinh điều chỉnh kích thước các mô hình của mình.

    1. Bộ bánh răng
    2. Thanh răng và bánh răng
    3. Cơ cấu bốn khâu bản lề
    4. Bánh răng côn
    5. Cần bánh cóc
    6. Bánh vít
    7. Khớp nối vạn năng
    8. Cơ chế cắt kéo
U3L1.01.png

Phân hóa

Đơn giản hóa bài học này bằng cách:

  • Phân công các chướng ngại vật cụ thể cần lắp ráp cho mỗi nhóm
    • Gợi ý bắt đầu với cơ cấu bốn bản lề hoặc cơ chế cắt kéo; các cơ chế này có thể dễ dàng đẩy vật khiến vật di chuyển

Tăng độ khó bằng cách:

  • Yêu cầu học sinh cố gắng làm cho quả bóng di chuyển theo đường cong
  • Chọn một bộ phận ngẫu nhiên và thử thách học sinh tìm cách sử dụng bộ phận đó trong mô hình

Phần mở rộng

(Lưu ý: Hoạt động này sẽ cần thêm thời gian.)
Để kết hợp việc phát triển kỹ năng toán học, hãy yêu cầu học sinh tính toán tỷ số truyền bánh răng, đo lường các chuyển động của cơ cấu hoặc thực hiện các tính toán khác để giúp học sinh hiểu được cách một lực biến đổi thành lực khác.

Học tập kết hợp theo mô hình 1:1

Tải xuống giáo án cho Bộ dụng cụ học tập cá nhân từ kho tài nguyên cho chương trình học tập kết hợp.

Hỗ trợ giáo viên

Học sinh sẽ:

  • Làm quen với việc dùng bộ công cụ học tập này để lắp ráp mô hình
  • Khám phá cách các bộ máy có thể chuyển đổi một lực đầu vào thành lực đầu ra với một chuyển động khác
  • Đưa ra dự đoán về cách các lực tác động lên một vật có thể thay đổi chuyển động của vật đó
  • Bộ công cụ học tập LEGO® Education BricQ Motion Prime (hai học sinh dùng chung một bộ)

Lớp 6- KHOA HỌC TỰ NHIÊN

NĂNG LƯỢNG VÀ SỰ BIẾN ĐỔI

Lực và chuyển động

  • Lực và tác dụng của lực
  • Lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc
  • Ma sát
  • Khối lượng và trọng lượng
  • Biến dạng của lò xo

Yêu cầu cần đạt

  • Lấy được ví dụ để chứng tỏ lực là sự đẩy hoặc sự kéo.
  • Biểu diễn được một lực bằng một mũi tên có điểm đặt tại vật chịu tác dụng lực, có độ lớn và theo hướng của sự kéo hoặc đẩy.
  • Lấy được ví dụ về tác dụng của lực làm: thay đổi tốc độ, thay đổi hướng chuyển động, biến dạng vật.
  • Đo được lực bằng lực kế lò xo, đơn vị là niu tơn (Newton, kí hiệu N) (không yêu cầu giải thích nguyên lí đo).
  • Nêu được: Lực tiếp xúc xuất hiện khi vật (hoặc đối tượng) gây ra lực có sự tiếp xúc với vật (hoặc đối tượng) chịu tác dụng của lực; lấy được ví dụ về lực tiếp xúc.
  • Nêu được: Lực không tiếp xúc xuất hiện khi vật (hoặc đối tượng) gây ra lực không có sự tiếp xúc với vật (hoặc đối tượng) chịu tác dụng của lực; lấy được ví dụ về lực không tiếp xúc.
  • Nêu được: Lực ma sát là lực tiếp xúc xuất hiện ở bề mặt tiếp xúc giữa hai vật; khái niệm về lực ma sát trượt; khái niệm về lực ma sát nghỉ.
  • Sử dụng tranh, ảnh (hình vẽ, học liệu điện tử) để nêu được: Sự tương tác giữa bề mặt của hai vật tạo ra lực ma sát giữa chúng.
  • Nêu được tác dụng cản trở và tác dụng thúc đẩy chuyển động của lực ma sát.
  • Lấy được ví dụ về một số ảnh hưởng của lực ma sát trong an toàn giao thông đường bộ.
  • Thực hiện được thí nghiệm chứng tỏ vật chịu tác dụng của lực cản khi chuyển động trong nước (hoặc không khí).
  • Nêu được các khái niệm: khối lượng (số đo lượng chất của một vật), lực hấp dẫn (lực hút giữa các vật có khối lượng), trọng lượng của vật (độ lớn lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật).
  • Thực hiện thí nghiệm chứng minh được độ giãn của lò xo treo thẳng đứng tỉ lệ với khối lượng của vật treo.

Tài liệu dành cho học sinh

Bảng tính học sinh

Tải xuống, xem hoặc chia sẻ dưới dạng trang HTML trực tuyến hoặc PDF có thể in được.

LEGO, the LEGO logo, the Minifigure, DUPLO, the SPIKE logo, MINDSTORMS and the MINDSTORMS logo are trademarks and/or copyrights of the LEGO Group. ©2024 The LEGO Group. All rights reserved. Use of this site signifies your agreement to the terms of use.