BricQ Motion Essential

Xe buồm

Chú ý! Lắp ráp một chiếc xe buồm và khám phá một lực đẩy vô hình.
Thiết kế cánh buồm nào sẽ bắt nhiều gió nhất và làm cho xe buồm của em đi xa nhất?

30-45 phút
Trung cấp
K-2
U1L6.Thumbnail.png

Chuẩn bị

  • Xem lại tài liệu học tập trực tuyến dành cho học sinh. Sử dụng máy chiếu để chia sẻ tài liệu này với học sinh trong suốt bài học.
  • Thiết lập khu vực thử nghiệm xe buồm:
    • Bạn sẽ cần một bề mặt nhẵn dài khoảng 3 yard (1 yard = 91 cm) và rộng khoảng 1 yard.
    • Sử dụng thước dây để đánh dấu vạch xuất phát.
    • Nếu bạn không có quạt điện, hãy cho học sinh vẫy nắp hộp đựng hoặc thổi lên buồm để tạo ra "gió" thay thế.
  • Hãy chắc chắn rằng bạn đã trình bày khái niệm lực đẩy trong bài học trước đó.
  • Xem xét khả năng và kiến thức của tất cả học sinh. Phân hóa bài học để mọi học sinh đều dễ dàng tiếp cận. Xem phần Phân hóa bên dưới để biết các gợi ý.

Tham gia

(Cả lớp, 5 phút)

  • Xem video của học sinh ở đây hoặc truy cập video qua tài liệu trực tuyến dành cho học sinh.
U1L6.EngageThumbnail.png
  • Dẫn dắt cuộc thảo luận về việc gió là một lực đẩy và kéo như thế nào, và làm cách nào cánh buồm được định hình để thu được lực đó hiệu quả nhất.
  • Đặt các câu hỏi, như:
    • Làm cách nào để xe buồm di chuyển? Gió đẩy nó.
    • Các em có thể nhìn thấy gió không? Không, nhưng em có thể thấy những tác động của gió.
  • Nếu học sinh cần hướng dẫn một chút, hãy giúp học sinh bằng cách hỏi:
    • Các em thấy có bao nhiêu hình dạng cánh buồm trong video?
    • Theo các em, cánh buồm có hình dạng và kích thước nào sẽ hoạt động tốt nhất?
  • Nói với học sinh rằng các em sẽ lắp ráp xe buồm và thiết kế cánh buồm của riêng mình.
  • Phân phát một bộ công cụ học tập cho mỗi nhóm.

Khám phá

(Nhóm nhỏ, 30 phút)

  • Cho học sinh làm việc theo cặp để lắp ráp mô hình Xe buồm. Yêu cầu học sinh thay phiên nhau, một học sinh tìm những viên gạch xếp hình, còn học sinh kia lắp ráp, đổi vai cho nhau sau khi thực hiện xong mỗi bước.
  • Bạn có thể tìm nội dung hỗ trợ lắp ráp trong phần Mẹo dưới đây.
  • Khi học sinh đã lắp ráp xong, hãy yêu cầu các em thiết kế và tạo ít nhất 2 cánh buồm giấy khác nhau để thử nghiệm.
  • Phần 1: Yêu cầu học sinh dự đoán xe buồm của các em sẽ đi được khoảng cách bao xa với từng loại cánh buồm. Yêu cầu học sinh đặt một viên gạch hoặc một Nhân vật bên cạnh khu vực thử nghiệm để đánh dấu nơi học sinh nghĩ rằng xe buồm sẽ dừng lại trong mỗi thử nghiệm. Yêu cầu học sinh sử dụng thước để đo lường. Hãy chắc chắn rằng học sinh ghi lại kết quả thực tế sau mỗi lần thử (Hỗ trợ giáo viên - Tài nguyên bổ sung).
  • Phần 2: Sau khi học sinh đã thử nghiệm tất cả các loại cánh buồm, bảo học sinh:
    • Mỗi nhóm thiết kế thêm một cánh buồm (tức là 2 cánh buồm mỗi nhóm)
    • Thử nghiệm xe buồm lại lần nữa
    • Quyết định hình dạng cánh buồm nào là tốt nhất và tại sao
  • Nếu có đủ thời gian, cho cả lớp tổ chức cuộc đua thiết kế cánh buồm yêu thích trong "cuộc đua xe buồm".

Giải thích

(Cả lớp, 5 phút)

  • Tập hợp học sinh lại để chia sẻ kết quả của các em.

  • Đặt các câu hỏi, như:

    • Hình dạng cánh buồm nào đẩy xe buồm của em đi xa nhất? Tại sao?
  • Giải thích rằng hình dạng và kích thước của cánh buồm giúp hút gió để đẩy xe buồm về phía trước và rằng hướng gió có thể ảnh hưởng đến chuyển động của cánh buồm. Cánh buồm lớn hơn có nhiều diện tích hơn để cho gió đẩy vào, vì vậy cánh buồm lớn sẽ di chuyển xe nhanh hơn, làm cho xe đi xa hơn so với cánh buồm nhỏ.

Chế tạo

(Cả lớp, 10 phút)

  • Đặt câu hỏi cho học sinh để giúp các em so sánh những điểm mạnh và điểm yếu của thiết kế cánh buồm và xe của học sinh. Dưới đây là một số gợi ý:
    • Cánh buồm nào đẩy xe buồm của em đi xa nhất?
    • Tại sao em nghĩ rằng đó là thiết kế tốt nhất của em? Đó có phải là do hình dạng? Kích thước? Điều gì khác về thiết kế?
    • Các em sẽ thay đổi điều gì để làm cho thiết kế tốt hơn nữa?
  • Dành thời gian cho học sinh tháo rời các mô hình của mình, sắp xếp các viên gạch trở lại khay, và dọn dẹp chỗ thực hành của các em.

Đánh giá

(Liên tục trong suốt Bài học)

  • Đặt các câu hỏi "tại sao" và "như thế nào" trong suốt bài học để giúp học sinh suy nghĩ về những khái niệm mà các em đang học.
  • Đặt ra câu hỏi hướng dẫn để khuyến khích học sinh của bạn "nói ra suy nghĩ" và giải thích các quá trình tư duy và lý luận của học sinh trong các quyết định giải quyết vấn đề mà các em đã đưa ra khi lắp ráp mô hình.

Danh sách kiểm tra những mục cần quan sát

  • Đo lường mức độ thành thạo của học sinh trong việc mô tả cách thiết kế cánh buồm khác nhau bắt gió như thế nào và làm thế nào điều này ảnh hưởng đến cách cánh buồm đẩy xe đi.
  • Tạo một thang đo phù hợp với nhu cầu của các em, ví dụ:
    1. Cần hỗ trợ thêm
    2. Có thể làm việc độc lập
    3. Có thể hướng dẫn người khác

Tự đánh giá

  • Yêu cầu mỗi học sinh lựa chọn một viên gạch xếp hình mà trẻ cảm thấy phù hợp nhất với kết quả của mình:
    • Màu xanh lá cây: Tôi nghĩ rằng tôi có thể trình bày về ý nghĩa của lực "đẩy" và "kéo".
    • Màu xanh dương: Tôi biết tôi có thể trình bày về ý nghĩa của lực "đẩy" và "kéo".
    • Màu tím: Tôi có thể trình bày và giải thích về ý nghĩa của lực "đẩy" và "kéo", và tôi cũng có thể giúp bạn hiểu ý nghĩa đó.

Phản hồi từ bạn bè

  • Trong các nhóm nhỏ học sinh, cho học sinh thảo luận về kinh nghiệm của các em khi làm việc nhóm.
  • Khuyến khích học sinh sử dụng các cách nói như:
    • Mình thích khi bạn....
    • Tôi muốn nghe thêm khi bạn....
45401-assessment.png

Mẹo

MẸO VỀ MÔ HÌNH

  • Học sinh có thể sử dụng kéo để cắt thiết kế cánh buồm hoặc chỉ cần xé giấy. Khuyến khích học sinh cũng thử nghiệm với việc gấp giấy để làm cho cánh buồm cứng hơn dọc theo hướng của nếp gấp.
  • Các bộ phận kẹp giấy của LEGO® giữ cánh buồm tại chỗ bằng cách giữ chặt phía trên và dưới cùng của cánh buồm. Nếu giấy quá mỏng, giấy có thể tuột ra khỏi kẹp. Nếu điều này xảy ra, hãy gấp giấy lên gấp đôi hoặc gấp ba chiều dày, và giấy sẽ nằm trong kẹp.
  • Cánh buồm nên cao ít nhất 6 inch (1 inch = 2,54 cm) để phù hợp với thiết kế xe buồm định sẵn. Học sinh cũng có thể làm cho cột buồm cao hơn hoặc ngắn hơn, điều này sẽ khiến học sinh phải điều chỉnh chiều cao của cánh buồm.
  • Học sinh có thể sử dụng quạt điện để đẩy cánh buồm, sử dụng nắp hộp đựng làm quạt cầm tay hoặc thổi lên cánh buồm.
  • Học sinh có thể đặt Nhân vật có gắn cờ ca rô để đánh dấu khoảng cách xe đi được sau mỗi lần thử. Nếu vượt khoảng cách trước đó, học sinh cần di chuyển Nhân vật để đánh dấu điểm dừng mới; nếu không, để Nhân vật ở vị trí cũ.

Phân hóa

Đơn giản hóa bài học này bằng cách:

  • Cho học sinh thử nghiệm 2 thiết kế cánh buồm (giới hạn lựa chọn hình dạng ở hình chữ nhật và hình tam giác)
    Tăng độ khó bằng cách:
  • Khuyến khích học sinh sử dụng các vật liệu khác nhau cho cánh buồm (ví dụ: chỉ viên gạch LEGO®, bìa các tông), sau đó đánh giá tác động của vật liệu đến kết quả

Phần mở rộng

(Lưu ý: Hoạt động này sẽ cần thêm thời gian.)
Để kết hợp việc phát triển kỹ năng toán học, hãy cho học sinh sử dụng Viên gạch xếp hình LEGO® theo các kết hợp 2 giây, 5 giây hoặc 10 giây để ước tính, đo lường, và so sánh chiều dài khoảng cách xe buồm đã đi được.

Hỗ trợ giáo viên

Học sinh sẽ:

  • Khám phá những tác động của gió có sức mạnh khác nhau đẩy lên một vật để di chuyển xe buồm
  • Bộ công cụ học tập LEGO® Education BricQ Motion Essential (hai học sinh dùng chung một bộ)
  • 2-3 quạt điện có kích thước trung bình (tốt nhất là 1 quạt cho 8 học sinh)
  • Bút chì
  • Kéo
  • 3 mẩu giấy cho mỗi nhóm
  • Thước đo

LỚP 6- KHOA HỌC TỰ NHIÊN

NĂNG LƯỢNG CUỘC SỐNG

  • Khái niệm về năng lượng
  • Một số dạng năng lượng
  • Sự chuyển hoá năng lượng
  • Năng lượng hao phí
  • Năng lượng tái tạo
  • Tiết kiệm năng lượng

Yêu cầu cần đạt

  • Từ tranh ảnh (hình vẽ, hoặc học liệu điện tử) hiện tượng trong khoa học hoặc thực tế, lấy được ví dụ để chứng tỏ năng lượng đặc trưng cho khả năng tác dụng lực.
  • Phân loại được năng lượng theo tiêu chí.
  • Nêu được: Vật liệu giải phóng năng lượng, tạo ra nhiệt và ánh sáng khi bị đốt cháy gọi là nhiên liệu.
  • Nêu được sự truyền năng lượng trong một số trường hợp đơn giản trong thực tiễn.
  • Lấy ví dụ chứng tỏ được: Năng lượng có thể chuyển từ dạng này sang dạng khác, từ vật này sang vật khác.
  • Nêu được định luật bảo toàn năng lượng và lấy được ví dụ minh hoạ.
  • Nêu được: Năng lượng hao phí luôn xuất hiện khi năng lượng được chuyển từ dạng này sang dạng khác, từ vật này sang vật khác.

Tài liệu dành cho học sinh

Bảng tính học sinh

Tải xuống, xem hoặc chia sẻ dưới dạng trang HTML trực tuyến hoặc PDF có thể in được.

LEGO, the LEGO logo, the Minifigure, DUPLO, the SPIKE logo, MINDSTORMS and the MINDSTORMS logo are trademarks and/or copyrights of the LEGO Group. ©2024 The LEGO Group. All rights reserved. Use of this site signifies your agreement to the terms of use.