Cuộc đua vượt chướng ngại vật
Minh họa quá trình biến đổi động năng và thế năng.
Tham gia
(Dự án phần A, trước giờ học, 30 phút)
- Trong bài học này, học sinh sẽ áp dụng những kiến thức đã học được về thế năng và động năng. Các em sẽ làm theo Quy trình thiết kế kỹ thuật để hoàn thành một dự án mở, theo dự án này, các em sẽ tạo ra một cuộc đua vượt chướng ngại vật để chứng minh các em hiểu những khái niệm này.
- Những loại chướng ngại vật lý tưởng cho dự án này bao gồm con lắc, "ván cân bằng" hoặc chuyển động lên xuống.
- Sử dụng các loại học liệu khác nhau để thu hút học sinh quan tâm đến chủ đề về các giá trị * dữ liệu chúc nghiêng, quay và lắc ngang.
Tổ chức thảo luận
Bắt đầu cuộc thảo luận bằng cách đặt câu hỏi liên quan đến bài học. Dưới đây là một vài gợi ý:
- Động năng và thế năng có mối quan hệ như thế nào với nhau?
- Các em có biết trò chơi nào trong cuộc đua vượt chướng ngại vật không?
Yêu cầu học sinh viết ra giả thuyết mà các em đang nghĩ đến.
Khám phá
(Dự án phần A, trong giờ học, 45 phút)
- Yêu cầu học sinh thảo luận theo cặp, cùng nghĩ ra 2 hoặc 3 trò chơi trong cuộc đua vượt chướng ngại vật mà các em có thể lắp ráp.
- Yêu cầu các em nghĩ về cách ghi giá trị để minh họa quá trình biến đổi năng lượng.
- Hãy chắc chắn để các em kết hợp sử dụng dữ liệu vào ý tưởng của mình.
- Cho các em thời gian lắp ráp nguyên mẫu dựa trên ý tưởng của mình.
Giải thích
(Dự án phần B, trong giờ học, 45 phút)
- Yêu cầu học sinh tiến hành thử nghiệm.
- Khuyến khích các em tích cực ghi lại nhiều dữ liệu để sử dụng sau này. Yêu cầu các em mô tả những giá trị mà các em sử dụng để vẽ đồ thị.
- Yêu cầu học sinh quay video minh họa mô hình.
Chế tạo
(Dự án phần B, sau giờ học, 45 phút)
- Tổ chức một buổi chia sẻ để học sinh trao đổi thông tin. Hãy sử dụng phương thức/công cụ nào hiệu quả nhất (tức là trực tiếp hoặc trực tuyến) khi tổ chức buổi chia sẻ như vậy.
Đánh giá
- Góp ý về quá trình thực hiện của mỗi học sinh.
- Bạn có thể sử dụng các bảng đánh giá được cung cấp để đơn giản hóa quy trình.
Cơ hội đánh giá
Danh sách kiểm tra những mục cần quan sát
Tạo thang đo đáp ứng nhu cầu của bạn, ví dụ:
- Hoàn thành một phần
- Hoàn thành toàn bộ
- Thực hiện tốt hơn mong đợi
Sử dụng các tiêu chí thành công sau đây để đánh giá tiến bộ của học sinh:
- Học sinh có thể xác định các yếu tố chính trong một vấn đề.
- Học sinh được tự chủ trong quá trình phát triển một giải pháp sáng tạo và hiệu quả.
- Học sinh có thể truyền đạt ý tưởng của mình một cách rõ ràng.
Tự đánh giá
Yêu cầu từng học sinh chọn một khối gạch mà các em cảm thấy thể hiện đúng nhất kết quả của mình.
- Xanh dương: Em đã tạo thành công mô hình cuộc đua vượt chướng ngại vật.
- Vàng: Em đã tạo thành công mô hình cuộc đua vượt chướng ngại vật và đã ghi lại dữ liệu để chứng minh quá trình biến đổi năng lượng.
- Tím: Em đã tạo thành công mô hình cuộc đua vượt chướng ngại vật. Em đã ghi lại dữ liệu để chứng minh quá trình biến đổi năng lượng và em đã trình bày rõ ràng ý tưởng của em.
Phản hồi từ bạn bè
Khuyến khích học sinh đóng góp ý kiến cho các bạn khác bằng cách:
- Yêu cầu học sinh chấm điểm thành quả của học sinh khác bằng cách sử dụng thang điểm biểu thị bằng khối gạch màu ở trên.
- Yêu cầu học sinh đóng góp ý kiến mang tính xây dựng cho nhau để nâng cao thành tích của cả nhóm trong bài học tiếp theo.
Phân hóa
Đơn giản hóa bài học này bằng cách:
- Đưa ra 4 hoặc 5 ví dụ về cuộc đua vượt chướng ngại vật để các em học sinh lựa chọn, chẳng hạn như:
- Chướng ngại vật xà ngang
- Chướng ngại vật vòng treo trên dây
- Chướng ngại vật dây đu
- Chướng ngại vật thang lên xuống
- Hãy sử dụng mô hình Chướng ngại vật xà ngang để minh họa những hành động tiếp theo mà học sinh cần làm
Đưa bài học này lên cấp độ cao hơn bằng cách:
- Tổ chức buổi lên ý tưởng cho cả lớp, cung cấp nhiều ý tưởng để các nhóm học sinh có thể lựa chọn.
- Chia sẻ ý tưởng về các trò chơi cuộc đua vượt chướng ngại vật hoặc các cách thức sử dụng động cơ và cảm biến
Lời khuyên
Mẹo lắp ghép
Giải pháp không giới hạn
Dự án này được thiết kế để mỗi học sinh hoặc nhóm học sinh có thể đưa ra một giải pháp duy nhất.
Giải pháp mẫu
Sau đây là ý tưởng mà bạn có thể sử dụng để truyền cảm hứng cho quá trình thiết kế của các em học sinh.
Mẹo lập trình
Chương trình chính
Lời khuyên sử dụng dữ liệu khoa học
Dưới đây là ví dụ về dữ liệu mà học sinh có thể thấy được sau khi thực hiện thử nghiệm này.
Phần mở rộng
Mở rộng kỹ năng toán học
Để kết hợp phát triển các kỹ năng toán học:
- Yêu cầu học sinh sử dụng Bộ não trung tâm để ghi lại dữ liệu bên ngoài lớp học. Ví dụ, các em có thể ghi lại các giá trị gia tốc khi đang trong thang máy, trên sân chơi hoặc tại công viên giải trí. Yêu cầu các em so sánh và mô tả các đồ thị từ mỗi vị trí.
Lưu ý: Điều này sẽ cần thêm thời gian.
Mở rộng kỹ năng ngôn ngữ
Để kết hợp phát triển các kỹ năng ngôn ngữ:
- Trong phần Chế tạo của bài học, hãy chia lớp thành hai nhóm. Yêu cầu một nhóm đứng lên thuyết trình về mô hình của mình, nhóm còn lại ghi chép, đặt câu hỏi và phỏng vấn nhóm thuyết trình. Yêu cầu hai nhóm đổi vai. Sau khi cả hai nhóm đã chia sẻ, hãy yêu cầu mỗi nhóm tạo một bài blog hoặc video mô tả những điều mà mỗi nhóm đã quan sát thấy.
Lưu ý: Điều này sẽ cần thêm thời gian.
Định hướng nghề nghiệp
Những học sinh yêu thích bài học này có thể sẽ quan tâm đến việc khám phá các con đường nghề nghiệp sau đây:
- Dịch vụ trị liệu
- Công nghệ & kỹ thuật
Hỗ trợ giáo viên
Các em học sinh sẽ:
- Lắp mô hình cuộc đua vượt chướng ngại vật minh họa cách sử dụng thế năng và động năng
Bộ công cụ học tập LEGO® Education SPIKE™ Prime
Thiết bị cài đặt Ứng dụng LEGO Education SPIKE
Bất kỳ học liệu nào khác có liên quan dùng cho dự án
LỚP 9
KHOA HỌC TỰ NHIÊN
BÀI HỌC NĂNG LƯỢNG
• Động năng và thế năng
• Cơ năng
• Công và công suất
YÊU CẦU
• Viết được biểu thức tính động năng của vật.
• Viết được biểu thức tính thế năng của vật ở gần mặt đất.
• Nêu được cơ năng là tổng động năng và thế năng của vật.
• Vận dụng khái niệm cơ năng phân tích được sự chuyển hoá năng lượng trong một số trường hợp đơn giản.
• Phân tích ví dụ cụ thể để rút ra được: công có giá trị bằng lực nhân với quãng đường dịch chuyển theo hướng của lực, công suất là tốc độ thực hiện công.
• Liệt kê được một số đơn vị thường dùng đo công và công suất.
• Tính được công và công suất trong một số trường hợp đơn giản.
LỚP 7
KHOA HỌC TỰ NHIÊN
BÀI HỌC TỐC ĐỘ
• Tốc độ chuyển động
• Đo tốc độ
• Đồ thị quãng đường – thời gian
YÊU CẦU
• Nêu được ý nghĩa vật lí của tốc độ, xác định được tốc độ qua quãng đường vật đi được trong khoảng thời gian tương ứng, tốc độ = quãng đường vật đi/thời gian đi quãng đường đó.
• Liệt kê được một số đơn vị đo tốc độ thường dùng.
• Mô tả được sơ lược cách đo tốc độ bằng đồng hồ bấm giây và cổng quang điện trong dụng cụ thực hành ở nhà trường; thiết bị “bắn tốc độ” trong kiểm tra tốc độ các phương tiện giao thông.
• Vẽ được đồ thị quãng đường – thời gian cho chuyển động thẳng.
• Từ đồ thị quãng đường – thời gian cho trước, tìm được quãng đường vật đi (hoặc tốc độ, hay thời gian chuyển động của vật).
• Dựa vào tranh ảnh (hoặc học liệu điện tử) thảo luận để nêu được ảnh hưởng của tốc độ trong an toàn giao thông.
TIN HỌC
LỚP 6 – KHÁI NIỆM THUẬT TOÁN VÀ BIỂU DIỄN THUẬT TOÁN
Diễn tả được sơ lược khái niệm thuật toán, nêu được một vài ví dụ minh hoạ.
Mô tả được thuật toán đơn giản có các cấu trúc tuần tự, rẽ nhánh và lặp dưới dạng liệt kê hoặc sơ đồ khối.
Biết được chương trình là mô tả một thuật toán để máy tính “hiểu” và thực hiện được.
LỚP 8 – THÔNG TIN VỚI GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Biết được chương trình là mô tả một thuật toán để máy tính “hiểu” và thực hiện được.
Chủ động tìm kiếm được thông tin để thực hiện nhiệm vụ (thông qua bài tập cụ thể).
Đánh giá được lợi ích của thông tin tìm được trong giải quyết vấn đề, nêu được ví dụ minh hoạ.
LỚP 8 – XỬ LÍ VÀ TRỰC QUAN HOÁ DỮ LIỆU BẰNG BẢNG TÍNH ĐIỆN TỬ
Thực hiện được các thao tác tạo biểu đồ, lọc và sắp xếp dữ liệu.
Nêu được một số tình huống thực tế cần sử dụng các chức năng đó của phần mềm bảng tính.
CÔNG NGHỆ
LỚP 8 – THIẾT KẾ KĨ THUẬT
Trình bày được mục đích và vai trò của thiết kế kĩ thuật.
Mô tả được các bước cơ bản trong thiết kế kĩ thuật.
Thiết kế được một sản phẩm đơn giản theo gợi ý, hướng dẫn.
5 ý tưởng và ví dụ về việc áp dụng mô hình 5E vào quá trình học tập phối hợp
Tài liệu dành cho học sinh
Bảng tính học sinh
Tải xuống, xem hoặc chia sẻ dưới dạng trang HTML trực tuyến hoặc PDF có thể in được.