Bộ công cụ Học tập SPIKE™ Prime

Theo dõi bước chân

Khám phá động năng trong chuyển động bằng cách sử dụng vận tốc không đổi.

45-90 phút
Nâng cao
Lớp 6-8
Watch your steps - Lesson Header

Tham gia

(Trước giờ học, 20 phút)

  • Bài học này khám phá động năng của người đi bộ với tốc độ không đổi. Học sinh sẽ bắt đầu đo số lượng bước chân của mình. Các em sẽ sử dụng giá trị đó để tính quãng đường đi được, giá trị tốc độ đi bộ trung bình và động năng trung bình cho chuyển động đó. Bộ não trung tâm có máy đếm bước chân bên trong có thể phát hiện chuyển động trên 3 trục (tức là trục lên-xuống, trục trái-phải, trục trước-sau). Khi kẹp Bộ não trung tâm vào hông của học sinh, Bộ não trung tâm sẽ di chuyển khi học sinh đó đi và ghi lại các giá trị gia tốc. Đồ thị thu được biểu thị các giá trị gia tốc tối thiểu và tối đa ghi nhận được. Độ chính xác của các giá trị tối thiểu và tối đa này sẽ phụ thuộc vào vị trí thẳng đứng của Bộ não trung tâm trong khi học sinh đi bộ. Độ chính xác của "số lượng bước chân" sẽ phụ thuộc vào độ chính xác của các giá trị tối thiểu và tối đa này, cũng như các giá trị hiệu chỉnh được sử dụng trong chương trình.

  • Sử dụng nhiều loại học liệu khác nhau để thu hút học sinh tham gia vào chủ đề động năng.

Tổ chức thảo luận

Bắt đầu cuộc thảo luận bằng cách đặt câu hỏi liên quan đến bài học. Dưới đây là một vài gợi ý:

  • Làm cách nào để đo vận tốc đi bộ của các em?
  • Làm cách nào để đo hoặc tính được mức năng lượng sinh ra của một vật thể đang chuyển động?
  • Đó là loại năng lượng nào?

Yêu cầu học sinh viết ra giả thuyết mà các em đang nghĩ đến.

Khám phá

(Trong giờ học, 30 phút)

  • Yêu cầu học sinh lắp ráp mô hình máy đếm bước chân có thể đếm số bước chân đi được. Các em có thể tự nghĩ ra mô hình hoặc làm theo các hướng dẫn lắp ráp trong ứng dụng để lắp ráp mô hình Máy đếm bước chân.
  • Yêu cầu học sinh thử chạy mô hình bằng cách sử dụng chương trình được đề xuất.
  • Yêu cầu các em nhìn vào đồ thị gia tốc theo thời gian và mô tả khái niệm "bước".

Giải thích

(Trong giờ học, 15 phút)

  • Cho học sinh có thời gian điều chỉnh chương trình của các em để cải thiện thành quả.
  • Khuyến khích các em ghi chép dữ liệu nhiều nhất có thể trong khi làm thử nghiệm.
  • Yêu cầu học sinh xuất dữ liệu thành tệp CSV để có thể xử lý tệp trong phần mềm khác nếu muốn.

Chế tạo

(Sau giờ học, 25 phút)

  • Nếu học sinh vẫn có thể sử dụng Bộ công cụ học tập SPIKE Prime, hãy yêu cầu các em hoàn thành nhiệm vụ qua Ứng dụng SPIKE để chế tạo thông qua hoạt động học tập thực tế, ví dụ:
    • Yêu cầu học sinh minh họa động năng khi các em đi bộ hoặc động năng theo chương trình các em đã tạo. Học sinh có thể sử dụng thiết bị đế nối để lập trình nhằm hoàn thành nhiệm vụ này.
  • Nếu học sinh không còn có thể sử dụng bộ công cụ học tập của mình, hãy yêu cầu các em hoàn thành việc ghi chép vào Sổ tay Nhà phát minh học đường hoặc giao cho các em một trong các hoạt động mở rộng nội dung được đề xuất dưới đây. Có thể triển khai hầu hết các hoạt động mở rộng nội dung bằng cách sử dụng dữ liệu thu được trong buổi thực hành
  • Tổ chức một buổi chia sẻ để học sinh trao đổi thông tin. Hãy sử dụng phương thức/công cụ nào hiệu quả nhất (tức là trực tiếp hoặc trực tuyến) khi tổ chức buổi chia sẻ như vậy.

Đánh giá

  • Góp ý về quá trình thực hiện của mỗi học sinh.
  • Bạn có thể sử dụng các bảng đánh giá được cung cấp để đơn giản hóa quy trình.

Cơ hội đánh giá

Danh sách kiểm tra những mục cần quan sát
Tạo thang đo đáp ứng nhu cầu của bạn, ví dụ:

  • Hoàn thành một phần
  • Hoàn thành toàn bộ
  • Thực hiện tốt hơn mong đợi

Sử dụng các tiêu chí thành công sau đây để đánh giá tiến bộ của học sinh:

  • Học sinh có thể lập trình cho một thiết bị để ghi lại dữ liệu lên biểu đồ đường.
  • Học sinh có thể diễn giải các giá trị trên biểu đồ đường.
  • Học sinh có thể giải thích mối liên quan giữa động năng và tốc độ.

Tự đánh giá
Yêu cầu từng học sinh chọn một khối gạch mà các em cảm thấy thể hiện đúng nhất kết quả của mình.

  • Xanh dương: Em có thể vẽ đồ thị dữ liệu bằng cách sử dụng chương trình được cung cấp trong ứng dụng.
  • Vàng: Em có thể tự vẽ biểu đồ đường, sau đó tự giải thích kết quả.
  • Tím: Em đã tự tạo ra những thử nghiệm mới.

Phản hồi từ bạn bè

Khuyến khích học sinh đóng góp ý kiến cho các bạn khác bằng cách:

  • Yêu cầu học sinh chấm điểm thành quả của học sinh khác bằng cách sử dụng thang điểm biểu thị bằng khối gạch màu ở trên.
  • Yêu cầu học sinh đóng góp ý kiến mang tính xây dựng cho nhau để nâng cao thành tích của mình trong bài học tiếp theo. Đây là cơ hội lý tưởng để bạn sử dụng các công cụ thảo luận qua trực tuyến hoặc công cụ đăng blog trong môi trường học tập phối hợp.
assessment-general.png

Phân hóa

Đơn giản hóa bài học này bằng cách:

  • Yêu cầu học sinh chỉ sử dụng Bộ não trung tâm để tạo lại thử nghiệm. Đó phải là dữ liệu phù hợp để có thể ghi lại số bước chân, miễn sao Bộ não trung tâm luôn vuông góc với mặt đất.

Đưa bài học này lên cấp độ cao hơn bằng cách:

  • Yêu cầu học sinh tự lắp máy đếm bước chân
  • Yêu cầu học sinh lặp lại thử nghiệm bằng cách sử dụng điện thoại hoặc máy tính bảng làm máy đếm bước chân, so sánh kết quả của cả hai thử nghiệm
  • Nhiệm vụ này yêu cầu phải sử dụng ứng dụng có chức năng trực quan hóa các giá trị của cảm biến trên thiết bị
DIFF.png

Lời khuyên

Mẹo lắp ghép

45678_Science_20.png

Mẹo lập trình

Bài học này được thiết kế để được phát trong khi bộ não được kết nối qua USB hoặc Bluetooth. Khi được kết nối, dữ liệu thu được qua Bộ não được truyền phát trực tiếp tới thiết bị của bạn và được vẽ theo thời gian thực trên Biểu đồ đường.

Chương trình chính

SPIKE Prime Science Watch your Steps - Step03 - vi-vn

Chương trình giải pháp

SPIKE Prime Watch Your Steps - Solution - vi-vn

Lời khuyên sử dụng dữ liệu khoa học

Dưới đây là ví dụ về dữ liệu mà học sinh có thể thấy được sau khi thực hiện thử nghiệm này.

DATA-Example.png

Phần mở rộng

Mở rộng kỹ năng toán học

Để kết hợp phát triển các kỹ năng toán học:

  • Yêu cầu học sinh xác định các yếu tố trong thử nghiệm mà yêu cầu phải là giá trị gần đúng. Lưu ý học sinh rằng độ dài bước chân không phải lúc nào cũng bằng nhau và máy đếm bước chân có tỷ lệ thành công giới hạn (tức là chính xác trong phạm vi sai số).
  • Yêu cầu học sinh lập phiên bản lý thuyết cho các thử nghiệm của mình bằng cách mô tả khái niệm đường cong lý tưởng biểu thị bước chân.

Lưu ý: Điều này sẽ cần thêm thời gian.

MATH.png

Mở rộng kỹ năng ngôn ngữ

Để kết hợp phát triển các kỹ năng ngôn ngữ:

  • Yêu cầu học sinh tìm hiểu kỹ cách thức ghi số lượng bước chân của đồng hồ hoặc điện thoại thông minh. Yêu cầu các em viết một đoạn giải thích ngắn gọn cách hoạt động của công nghệ, bao gồm cả tỷ lệ lỗi.
  • Yêu cầu học sinh tìm hiểu xem công nghệ nhận diện quy luật, xét từ quan điểm Trí tuệ nhân tạo, giúp các thiết bị thông minh trên phát hiện được số bước chân như thế nào.

Lưu ý: Điều này sẽ cần thêm thời gian.

LA.png

Định hướng nghề nghiệp

Những học sinh yêu thích bài học này có thể sẽ quan tâm đến việc khám phá các con đường nghề nghiệp sau đây:

  • Dịch vụ trị liệu
  • Công nghệ & kỹ thuật

Hỗ trợ giáo viên

Các em học sinh sẽ:
• Học cách nhận biết số bước chân đã đi, như minh họa trong đồ thị gia tốc theo thời gian
• Chuyển đổi số bước chân thành tốc độ trung bình và thành động năng trung bình khi đi bộ

Bộ công cụ học tập LEGO® Education SPIKE Prime
Thiết bị cài đặt Ứng dụng LEGO Education SPIKE

LỚP 9
KHOA HỌC TỰ NHIÊN
BÀI HỌC NĂNG LƯỢNG

• Động năng và thế năng
• Cơ năng
• Công và công suất

YÊU CẦU

• Viết được biểu thức tính động năng của vật.
• Viết được biểu thức tính thế năng của vật ở gần mặt đất.
• Nêu được cơ năng là tổng động năng và thế năng của vật.
• Vận dụng khái niệm cơ năng phân tích được sự chuyển hoá năng lượng trong một số trường hợp đơn giản.
• Phân tích ví dụ cụ thể để rút ra được: công có giá trị bằng lực nhân với quãng đường dịch chuyển theo hướng của lực, công suất là tốc độ thực hiện công.
• Liệt kê được một số đơn vị thường dùng đo công và công suất.
• Tính được công và công suất trong một số trường hợp đơn giản.

LỚP 7
KHOA HỌC TỰ NHIÊN
BÀI HỌC TỐC ĐỘ

• Tốc độ chuyển động
• Đo tốc độ
• Đồ thị quãng đường – thời gian

YÊU CẦU

• Nêu được ý nghĩa vật lí của tốc độ, xác định được tốc độ qua quãng đường vật đi được trong khoảng thời gian tương ứng, tốc độ = quãng đường vật đi/thời gian đi quãng đường đó.
• Liệt kê được một số đơn vị đo tốc độ thường dùng.
• Mô tả được sơ lược cách đo tốc độ bằng đồng hồ bấm giây và cổng quang điện trong dụng cụ thực hành ở nhà trường; thiết bị “bắn tốc độ” trong kiểm tra tốc độ các phương tiện giao thông.
• Vẽ được đồ thị quãng đường – thời gian cho chuyển động thẳng.
• Từ đồ thị quãng đường – thời gian cho trước, tìm được quãng đường vật đi (hoặc tốc độ, hay thời gian chuyển động của vật).
• Dựa vào tranh ảnh (hoặc học liệu điện tử) thảo luận để nêu được ảnh hưởng của tốc độ trong an toàn giao thông.

TIN HỌC

LỚP 8 – THÔNG TIN VỚI GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Biết được chương trình là mô tả một thuật toán để máy tính “hiểu” và thực hiện được.
Chủ động tìm kiếm được thông tin để thực hiện nhiệm vụ (thông qua bài tập cụ thể).
Đánh giá được lợi ích của thông tin tìm được trong giải quyết vấn đề, nêu được ví dụ minh hoạ.

LỚP 8 – XỬ LÍ VÀ TRỰC QUAN HOÁ DỮ LIỆU BẰNG BẢNG TÍNH ĐIỆN TỬ
Thực hiện được các thao tác tạo biểu đồ, lọc và sắp xếp dữ liệu.
Nêu được một số tình huống thực tế cần sử dụng các chức năng đó của phần mềm bảng tính.

CÔNG NGHỆ

LỚP 8 – THIẾT KẾ KĨ THUẬT
Trình bày được mục đích và vai trò của thiết kế kĩ thuật.
Mô tả được các bước cơ bản trong thiết kế kĩ thuật.
Thiết kế được một sản phẩm đơn giản theo gợi ý, hướng dẫn.

5 ý tưởng và ví dụ về việc áp dụng mô hình 5E vào quá trình học tập phối hợp

Tài liệu dành cho học sinh

Bảng tính học sinh

Tải xuống, xem hoặc chia sẻ dưới dạng trang HTML trực tuyến hoặc PDF có thể in được.

LEGO, the LEGO logo, the Minifigure, DUPLO, the SPIKE logo, MINDSTORMS and the MINDSTORMS logo are trademarks and/or copyrights of the LEGO Group. ©2024 The LEGO Group. All rights reserved. Use of this site signifies your agreement to the terms of use.