SPIKE™ Cơ bản
Thùng rác ma quái
Hãy giúp Sofie tạo cách mới giúp bạn bè của bạn ấy bỏ rác vào thùng.
30-45 phút
Sơ cấp
Lớp 4-5
Chuẩn bị
- Xem lại bài học Thùng rác ma quái trong Ứng dụng LEGO® Education SPIKE™
- Nếu cần, hãy dạy trước những từ vựng liên quan như sửa đổi (modify), tham số (parameter), phản ứng (react) và tẻ nhạt (tedious).
- Xem xét năng lực và kiến thức của tất cả học sinh. Phân hóa bài học để mọi học sinh đều có thể dễ dàng tiếp cận. Xem phần Phân hóa bên dưới để biết các gợi ý.
- Nếu thời gian cho phép, hãy lập kế hoạch và tạo điều kiện mở rộng kỹ năng ngôn ngữ. Xem phần Mở rộng bên dưới để biết thêm thông tin.
Tham gia
(Cả lớp, 5 phút)
- Dẫn dắt học sinh thảo luận nhanh về việc sử dụng một giải pháp tự động để hoàn thành một công việc tẻ nhạt.
- Trao đổi với học sinh về việc vứt rác ở nhà hoặc ở trường.
- Đặt các câu hỏi, như: Em có thể cải tiến thùng rác bằng cách nào? Em có thể cải tiến điều gì về cách vứt rác của mình?
- Giới thiệu cho học sinh về các nhân vật chính của câu chuyện và thử thách đầu tiên: làm cho con quái vật ăn rác phản ứng với "thùng rác" màu xanh lam.
- Phát một bộ gạch lắp ráp và một thiết bị cho mỗi nhóm.
Khám phá
(Nhóm nhỏ, 30 phút)
- Yêu cầu học sinh sử dụng Ứng dụng LEGO® Education SPIKE™ để hướng dẫn các em vượt qua thử thách đầu tiên:
- Tạo và chạy thử chương trình làm cho con quái vật ăn rác phản ứng với "thùng rác" màu xanh lam.
- Yêu cầu học sinh thực hiện lại và kiểm tra mô hình của các em để hoàn thành hai thử thách tiếp theo trong ứng dụng:
- Nâng cấp chương trình để phản ứng với "thùng rác" có màu sắc khác nhau.
- Thiết kế quái vật ăn rác cải tiến của riêng em.
- Bạn có thể tìm thấy nội dung hỗ trợ lập trình và lắp ráp trong phần Lời khuyên dưới đây.
Giải thích
(Cả lớp, 5 phút)
- Tập hợp học sinh lại để các em suy ngẫm về các thử thách đã hoàn thành.
- Đặt các câu hỏi, như: Em đã lập trình cho con quái vật ăn rác của Sofie phản ứng như thế nào với "thùng rác" có màu sắc khác nhau? Em đã nâng cấp quái vật ăn rác của Sofie như thế nào?
Chế tạo
(Cả lớp, 5 phút)
- Nhắc học sinh thảo luận và suy ngẫm về quá trình tự động hóa một nguyên mẫu để hoàn thành một nhiệm vụ tẻ nhạt.
- Đặt các câu hỏi, như: Tại sao em nghĩ rằng việc để rô-bốt thực hiện một công việc có tính lặp lại, tẻ nhạt là rất có lợi? Em có thể tự động hóa yếu tố nào khác để giúp rô-bốt trở nên thú vị hơn?
- Yêu cầu học sinh dọn dẹp vị trí thực hành của các em.
Đánh giá
(Liên tục trong suốt bài học)
- Đặt ra câu hỏi hướng dẫn để khuyến khích học sinh "nói ra suy nghĩ", đồng thời giải thích các quá trình tư duy và lý luận của các em khi đưa ra quyết định về lắp ráp và lập trình.
Danh sách kiểm tra những mục cần quan sát
- Đo lường mức độ thành thạo của học sinh trong việc tạo và tinh chỉnh một giải pháp tự động.
- Tạo thang đo phù hợp với nhu cầu của các em. Ví dụ:
- Cần hỗ trợ thêm
- Có thể làm việc độc lập
- Có thể hướng dẫn các bạn khác
Tự đánh giá
- Yêu cầu từng học sinh chọn một khối gạch mà học sinh cảm thấy phù hợp nhất với hiệu quả thực hiện của mình.
- Vàng: Em nghĩ rằng em có thể tạo và tinh chỉnh một giải pháp tự động.
- Xanh dương: Em có thể tạo và tinh chỉnh một giải pháp tự động.
- Xanh lá: Em có thể tạo và tinh chỉnh một giải pháp tự động, đồng thời cũng có thể giúp bạn khác thực hiện điều đó.
Phản hồi từ bạn bè
- Trong các nhóm nhỏ, cho học sinh thảo luận về trải nghiệm của các em khi làm việc nhóm.
- Khuyến khích học sinh sử dụng các cách nói như:
- Mình thích khi bạn...
- Mình muốn nghe thêm về cách bạn...
Lời khuyên
Lời khuyên về lập trình
- Sau khi học sinh hoàn thành thử thách đầu tiên, hãy cung cấp cho các em ba Khối lập trình truyền cảm hứng để giúp các em sửa đổi chương trình của mình.
- Khối lập trình truyền cảm hứng nhằm giúp khơi dậy trí tưởng tượng của học sinh khi các em thử nghiệm để tìm ra giải pháp cho riêng mình.
Lời khuyên về mô hình
- Sau khi học sinh hoàn thành thử thách thứ hai, hãy phát cho các em ba Hình ảnh truyền cảm hứng và lời nhắc mở để giúp cải tiến mô hình của các em.
- Hình ảnh truyền cảm hứng giúp khơi dậy trí tưởng tượng của học sinh khi các em thử nghiệm và cá nhân hóa mô hình của mình.
Không có hướng dẫn lắp ráp cho thử thách này.
Phân hóa
Đơn giản hóa bài học này bằng cách:
- Chọn một Hình ảnh truyền cảm hứng để giúp học sinh cá nhân hóa mô hình của các em
- Thử nghiệm với lập trình hoặc lắp ghép
Tăng độ khó bằng cách:
- Lập trình tạo bốn phản ứng khác nhau cho bốn màu sắc khác nhau của các khối xếp hình
- Khám phá các khối lập trình mới và khác nhau trong chương trình
Mở rộng
- Yêu cầu học sinh thực hiện một dự án nghiên cứu ngắn so sánh cách phân loại và xử lý rác của hai quốc gia khác nhau.
Nếu có thể, hoạt động này sẽ kéo dài hơn 45 phút của bài học.
Kỹ năng ngôn ngữ: CCSS.ELA-LITERACY.W.5.9.B
Hỗ trợ giáo viên
Các em học sinh sẽ:
- Khám phá lợi ích của các giải pháp tự động
- Tinh chỉnh nguyên mẫu thành một phần của quy trình thiết kế theo chu kỳ
- Tham gia một cách hiệu quả vào một loạt các cuộc thảo luận tập thể
(hai học sinh dùng chung một bộ công cụ)
- LEGO® Education SPIKETM Cơ bản
- Thiết bị cài Ứng dụng LEGO® Education SPIKE™
Các kỹ năng đạt được
- Kỹ năng ngôn ngữ- ESL
- Lập trình
- Thiết kế kỹ thuật
- Giải quyết vấn đề
Nội dung chương trình học liên quan
- Ngôn ngữ lớp 4 & lớp 5
- Tin học & Công nghệ lớp 4 & lớp 5
- Khoa học lớp 4 & lớp 5
- Ngoại ngữ lớp 5
Tài liệu dành cho học sinh
Bảng tính học sinh
Tải xuống, xem hoặc chia sẻ dưới dạng trang HTML trực tuyến hoặc PDF có thể in được.