Đám đông cổ vũ
Học sinh sẽ khám phá quá trình thiết kế kỹ thuật trong dự án cuối cùng này, trong đó kiểm tra sự hiểu biết của các em về các lực cân bằng và không cân bằng.
Cuộc đua sắp kết thúc. Các vận động viên đến đoạn đường vòng cuối cùng, họ có thể thấy vạch đích rồi và đám đông trở nên cuồng nhiệt!
Chuẩn bị
- Xem lại tài liệu học tập trực tuyến dành cho học sinh. Sử dụng máy chiếu để chia sẻ tài liệu này với học sinh trong suốt bài học.
- Bài học này được thiết kế để phù hợp với ít nhất hai buổi học 45 phút. Phần A bao gồm buổi 1, và phần B bao gồm buổi 2.
- Đảm bảo rằng bạn đã trình bày các khái niệm có liên quan (ví dụ: cơ chế đơn giản, mẫu hình chuyển động, các lực cân bằng và không cân bằng) trong bài học trước đó.
- Xem xét khả năng và kiến thức của tất cả học sinh. Phân hóa bài học để mọi học sinh đều dễ dàng tiếp cận. Xem phần Phân hóa bên dưới để biết các gợi ý.
Phần A (45 phút)
Tham gia
(Cả lớp, 5 phút)
- Xem video của học sinh ở đây hoặc truy cập video qua tài liệu trực tuyến dành cho học sinh.
- Dẫn dắt cuộc thảo luận nhanh về những gì học sinh của bạn quan sát thấy trong video khi khán giả chúc mừng người chiến thắng.
- Đặt các câu hỏi, như:
- Khán giả di chuyển như thế nào? (nhảy, vẫy tay chào, đập tay chúc mừng)
- Hãy nghĩ lại về các cơ chế trong các bài học trước. Các em có thể sử dụng những gì đã học được về các lực và chuyển động để tạo ra các cơ chế bắt chước một số hành động này như thế nào?
- Nói với các học sinh rằng các em sẽ thiết kế và lắp ráp (các) cơ chế để tạo ra một đám đông cổ vũ động.
Khám phá
(Nhóm nhỏ, 30 phút)
Yêu cầu học sinh tạo ra một cơ chế biểu diễn một đám đông cổ vũ hoặc pha ăn mừng.
Yêu cầu học sinh vẽ phác thảo và xây dựng ý tưởng của các em.
Giải thích rằng học sinh có thể sử dụng các mô hình mà các em đã lắp ráp trong các bài học trước đó để lấy cảm hứng, hoặc sáng tạo mô hình mới.
Khuyến khích học sinh tạo các mô hình với càng nhiều bộ phận chuyển động liên kết với nhau càng tốt.
Cho học sinh thảo luận và vẽ phác thảo ý tưởng của các em trước khi bắt đầu lắp ráp.
Bạn có thể tìm nội dung hỗ trợ lắp ráp trong phần Mẹo dưới đây.
Giải thích
(Cả lớp, 5 phút)
- Tập hợp học sinh lại để xem xét và thảo luận những gì các em đã tạo ra.
- Đặt các câu hỏi, như:
- Mô hình của các em ăn mừng chiến thắng như thế nào?
- Những mô hình nào truyền cảm hứng cho các em?
- Bộ phận nào trong mô hình giống như bản vẽ phác thảo của các em? Có điểm gì khác biệt?
- Các em có thể thay đổi điều gì?
- Nếu bạn cần phải sử dụng các viên gạch cho một lớp học khác, chụp ảnh mô hình lắp ráp của mỗi nhóm cho các em tham khảo vào lần tới, sau đó yêu cầu các em tháo rời mô hình và dọn dẹp. Nếu bạn không cần các viên gạch cho lớp khác, bạn có thể yêu cầu học sinh cất giữ cẩn thận mô hình của các em cho lần tới.
Phần B (45 phút)
Tham gia
(Cả lớp, 5 phút)
- Phát bản vẽ phác thảo hoặc mô hình của học sinh từ Phần A của bài học.
- Yêu cầu học sinh chia sẻ kế hoạch sẽ làm ngày hôm nay để tinh chỉnh, cải thiện và hoàn thành các mô hình của mình.
- Hỏi học sinh xem các em có thể làm gì nếu gặp khó khăn. Câu trả lời có thể bao gồm:
- Xin lời khuyên của bạn cùng lớp thuộc nhóm khác
- Sử dụng hướng dẫn lắp ráp để lấy cảm hứng
Khám phá
(Nhóm nhỏ, 30 phút)
- Dành 20 phút để cho học sinh hoàn thành mô hình của mình. Sau 15 phút, nói với học sinh rằng các em còn 5 phút nữa để tạo ra một mô hình chức năng.
- Cho học sinh 2 phút để thử nghiệm mô hình của mình với bạn cùng tham gia.
- Nếu một số học sinh kết thúc quá trình lắp ráp sớm, yêu cầu các em đánh dấu vạch xuất phát và vạch đích, cách nhau 50 inch (1 inch = 2,54 cm) cho cuộc đua của Nhân vật.
- Bây giờ, tập hợp học sinh lại để tổ chức một buổi ăn mừng lớn cho cả lớp!
Giải thích
(Cả l ớp, 5 phút)
- Yêu cầu học sinh giải thích mô hình của các em.
- Đặt các câu hỏi, như:
- Mô hình của các em hoạt động tốt như thế nào?
- Các em có thể thay đổi điều gì để làm cho mô hình tốt hơn nữa?
Chế tạo
(Cả lớp, 5 phút)
- Đặt các câu hỏi, như:
- Phần nào của bài học này là thú vị?
- Phần nào mang tính thử thách nhất?
- Mô hình nào của học sinh đã truyền cảm hứng cho bạn?
- Dành thời gian cho học sinh tháo rời các mô hình của mình, sắp xếp các viên gạch trở lại khay, và dọn dẹp chỗ thực hành của các em.
Đánh giá
(Liên tục trong suốt Bài học)
- Đặt các câu hỏi "tại sao" và "như thế nào" trong suốt bài học để giúp học sinh suy nghĩ về những khái niệm mà các em đang học.
- Đặt ra câu hỏi hướng dẫn để khuyến khích học sinh của bạn "nói ra suy nghĩ" và giải thích các quá trình tư duy và lý luận của học sinh trong các quyết định giải quyết vấn đề mà các em đã đưa ra khi lắp ráp mô hình.
Danh sách kiểm tra những mục cần quan sát
- Đo lường mức độ thành thạo của học sinh trong việc trình bày các lực tham gia tương tác trong mô hình.
- Tạo một thang đo phù hợp với nhu cầu của các em. Ví dụ:
- Cần hỗ trợ thêm
- Có thể làm việc độc lập
- Có thể hướng dẫn người khác
Tự đánh giá
- Yêu cầu mỗi học sinh lựa chọn một viên gạch xếp hình mà trẻ cảm thấy phù hợp nhất với kết quả của mình:
- Màu xanh lá cây: Em nghĩ rằng em có thể trình bày các lực tham gia tương tác trong mô hình của tôi
- Màu xanh dương: Em biết em có thể trình bày các lực tham gia tương tác trong mô hình của em.
- Màu tím: Em có thể trình bày và giải thích các lực tham gia tương tác trong mô hình của em, và em cũng có thể giúp bạn bè hiểu được ý nghĩa đó.
Phản hồi từ bạn bè
- Cho các học sinh thảo luận về kinh nghiệm của các em khi tham gia cùng nhau trong nhóm của các em.
- Khuyến khích học sinh sử dụng các cách nói như:
- Mình thích khi bạn...
- Mình muốn nghe thêm về cách bạn...
Mẹo
MẸO VỀ MÔ HÌNH
- Nếu bất kỳ học sinh nào của bạn gặp khó khăn, hãy giúp học sinh đó bằng cách đặt ra các câu hỏi mở, như:
- Ý tưởng của em là gì?
- Em đã thử những cách gì?
- Các em có thể thử điều gì vào lần tiếp theo?
- Có mô hình mà em đã lắp ráp trong một bài học khác có thể làm cho một vật nhảy hoặc vẫy không?
- Một số học sinh có thể có những ý tưởng quá lớn nên không thể lắp ráp trong thời gian cho phép được. Khuyến khích học sinh suy nghĩ về cách các em có thể đơn giản hóa ý tưởng trước tiết học tới. Thúc đẩy khả năng sáng tạo của học sinh, giải thích rằng nhiều nhà thiết kế dành nhiều thời gian trong dự án để suy nghĩ lại và sửa đổi kế hoạch của họ.
- Những hình ảnh dưới đây minh họa các giải pháp mẫu. Tuy nhiên, bạn không nên chia sẻ các giải pháp này với học sinh của bạn, trừ khi các em đang gặp khó khăn trong việc nảy ra các ý tưởng bởi vì việc chia sẻ này có xu hướng hạn chế sự sáng tạo của học sinh.
Phân hóa
Đơn giản hóa bài học này bằng cách:
- Yêu cầu học sinh bắt đầu bằng cách khám phá cơ chế cam từ trang 2 trong sách hướng dẫn lắp ráp
Tăng độ khó bằng cách:
- Phân chia cho mỗi nhóm hai cơ chế từ các trang 2-3 của sách hướng dẫn lắp ráp và thử thách các em kết hợp cả hai cơ chế vào một mô hình
Phần mở rộng
(Lưu ý: Hoạt động này sẽ cần thêm thời gian.)
Để kết hợp việc phát triển kỹ năng ngôn ngữ, yêu cầu mỗi học sinh soạn một bài thuyết trình về những gì các em đã học được trong bài học này, và trình bày trước lớp.
Học tập kết hợp theo mô hình 1:1
Tải xuống giáo án cho Bộ dụng cụ học tập cá nhân từ kho tài nguyên cho chương trình học tập kết hợp.
Hỗ trợ giáo viên
Học sinh sẽ:
- Lên ý tưởng, vẽ phác thảo, thiết kế, tạo nguyên mẫu, lắp ráp, kiểm tra, lặp lại, lắp ráp lại và thử nghiệm để thiết kế giải pháp cơ học của riêng mình
- Áp dụng kiến thức của các em về nguyên nhân và kết quả, các lực cân bằng và không cân bằng để lắp ráp đám đông cổ vũ động cho Nhân vật
- Bộ công cụ học tập LEGO® Education BricQ Motion Essential (hai học sinh dùng chung một bộ)
Lớp 6- KHOA HỌC TỰ NHIÊN
NĂNG LƯỢNG VÀ SỰ BIẾN ĐỔI
Lực và chuyển động
- Lực và tác dụng của lực
- Lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc
- Ma sát
- Khối lượng và trọng lượng
- Biến dạng của lò xo
Yêu cầu cần đạt
- Lấy được ví dụ để chứng tỏ lực là sự đẩy hoặc sự kéo.
- Biểu diễn được một lực bằng một mũi tên có điểm đặt tại vật chịu tác dụng lực, có độ lớn và theo hướng của sự kéo hoặc đẩy.
- Lấy được ví dụ về tác dụng của lực làm: thay đổi tốc độ, thay đổi hướng chuyển động, biến dạng vật.
- Đo được lực bằng lực kế lò xo, đơn vị là niu tơn (Newton, kí hiệu N) (không yêu cầu giải thích nguyên lí đo).
- Nêu được: Lực tiếp xúc xuất hiện khi vật (hoặc đối tượng) gây ra lực có sự tiếp xúc với vật (hoặc đối tượng) chịu tác dụng của lực; lấy được ví dụ về lực tiếp xúc.
- Nêu được: Lực không tiếp xúc xuất hiện khi vật (hoặc đối tượng) gây ra lực không có sự tiếp xúc với vật (hoặc đối tượng) chịu tác dụng của lực; lấy được ví dụ về lực không tiếp xúc.
- Nêu được: Lực ma sát là lực tiếp xúc xuất hiện ở bề mặt tiếp xúc giữa hai vật; khái niệm về lực ma sát trượt; khái niệm về lực ma sát nghỉ.
- Sử dụng tranh, ảnh (hình vẽ, học liệu điện tử) để nêu được: Sự tương tác giữa bề mặt của hai vật tạo ra lực ma sát giữa chúng.
- Nêu được tác dụng cản trở và tác dụng thúc đẩy chuyển động của lực ma sát.
- Lấy được ví dụ về một số ảnh hưởng của lực ma sát trong an toàn giao thông đường bộ.
- Thực hiện được thí nghiệm chứng tỏ vật chịu tác dụng của lực cản khi chuyển động trong nước (hoặc không khí).
- Nêu được các khái niệm: khối lượng (số đo lượng chất của một vật), lực hấp dẫn (lực hút giữa các vật có khối lượng), trọng lượng của vật (độ lớn lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật).
- Thực hiện thí nghiệm chứng minh được độ giãn của lò xo treo thẳng đứng tỉ lệ với khối lượng của vật treo.
Tài liệu dành cho học sinh
Bảng tính học sinh
Tải xuống, xem hoặc chia sẻ dưới dạng trang HTML trực tuyến hoặc PDF có thể in được.