Tái thiết kế để tạo ra các vật thể mới
Leo muốn nấu món gì đó cho chú chó của mình ăn. Hãy giúp bạn ấy lắp ráp các dụng cụ cần thiết trong nhà bếp.
Chuẩn bị
(LƯU Ý: Bài học này bao gồm Phần A và Phần B. Cả hai đều quan trọng trong việc tiếp cận tiêu chuẩn học tập đầy đủ. Nếu thời gian có hạn, hãy xem xét cả hai phần để chọn ra các chi tiết đáp ứng nhu cầu của học sinh.)
Trọng tâm của bài học này là khám phá ra rằng các vật liệu của một vật thể có thể được sử dụng theo cách khác để tạo ra một vật thể thứ hai. Mỗi nhóm học sinh sẽ lắp ráp dụng cụ nhà bếp từ bộ các chi tiết định sẵn rồi tháo rời nó để lắp ráp lại một dụng cụ khác từ chính những chi tiết đó. Các ví dụ có sẵn chỉ để truyền cảm hứng. Học sinh nên tự lắp ráp hai dụng cụ theo tuỳ chọn của mình.
- Nền tảng khoa học - Tính chất của các vật thể:
- Trọng tâm khoa học của bài học này là về các vật liệu cơ bản, không chuyên dụng như khối lắp ráp LEGO®, vì vậy nên giảm thiểu việc sử dụng một số chi tiết LEGO đặc biệt (như lốp xe).
- Mỗi nhóm học sinh sẽ lắp ráp một dụng cụ nhà bếp từ một bộ các chi tiết định sẵn rồi tháo rời nó để lắp ráp thành một dụng cụ khác từ chính những chi tiết đó.
- Phải sử dụng cùng một bộ các chi tiết LEGO để lắp ráp ít nhất hai vật thể. Hãy cân nhắc việc cất giữ hộp đựng của các bộ để nhắc nhở học sinh không thêm bất cứ khối lắp ráp nào khác.
- Xây dựng kiến thức tiền đề - Thuộc tính của các vật thể: Sử dụng các tài liệu khoa học cốt lõi của giáo viên, chia sẻ thông tin, hình ảnh và định nghĩa.
- Nhiều loại vật liệu khác nhau trong các vật thể phù hợp với đa dạng mục đích theo tính chất của những vật liệu ấy (chúng như thế nào), chẳng hạn như độ bền, tính linh hoạt, độ cứng, kết cấu và độ thấm hút.
- Các vật thể có những đặc điểm bao gồm màu sắc, kích thước, hình dạng, bố cục các bộ phận, v.v.
- Từ vựng chính: tháo rời, lắp ráp lại, đặc điểm
- Kinh nghiệm lắp ráp và lập trình: Xem xét các đề xuất trong Kế hoạch Bài giảng. Đối với bài học này, giáo viên cũng có thể muốn
- Củng cố lại bằng hướng dẫn Động cơ trong menu Bắt đầu của ứng dụng SPIKE.
- Sử dụng các mục Khối Sự kiện và Động cơ trong menu Trợ giúp>Khối hình chữ trong Ứng dụng SPIKE để hỗ trợ thêm.
- Tài nguyên Tìm hình ảnh của các dụng cụ nhà bếp khác nhau nhằm khơi gợi suy nghĩ và các ý tưởng giải pháp đa dạng cho học sinh.
PHẦN A (45 phút)
Tham gia
(Cả lớp, 5 phút)
Giới thiệu (các) nhân vật chính của câu chuyện và thử thách đầu tiên: Leo muốn nấu món gì đó cho chú chó của mình ăn. Hãy giúp bạn ấy lắp ráp các dụng cụ cần thiết trong nhà bếp.
SUY NGHĨ - Chia sẻ hình ảnh của các dụng cụ nhà bếp (xem Chuẩn bị). Triển khai một cuộc thảo luận ngắn gọn về (các) chủ đề bài học, dùng hình ảnh câu chuyện nếu muốn.
- Kể tên một số dụng cụ nhà bếp phổ biến cần thiết để nấu ăn. Hãy liệt kê những dụng cụ ấy. (máy trộn để bàn, máy trộn cầm tay, bát, cốc đong, thìa đong, khay nướng bánh, thìa khuấy, phới dẹt, v.v.)
- Hãy chọn hai dụng cụ từ danh sách. Những bộ phận nào của các dụng cụ giống nhau? Những bộ phận nào của chúng khác nhau? (Sẽ có nhiều câu trả lời khác nhau. Ví dụ thìa khuấy và phới dẹt đều có tay cầm nhưng có hình dạng khác nhau ở đầu; Cốc đong và thìa đong đều có nhiều kích thước khác nhau và cả hai đều có thể làm từ kim loại hoặc nhựa, nhưng kích thước và hình dạng của phần chứa của thìa nhỏ hơn so với cốc; và cả hai loại máy trộn đều có phới giống nhau, nhưng một loại thì có tay cầm, còn loại kia được gắn vào giá.)
- Chọn 10 chi tiết khác nhau từ hộp SPIKE™ Essential, bao gồm ít nhất một động cơ. Mô tả màu sắc, kích thước, hình dạng hoặc các đặc điểm khác của những chi tiết ấy. (Câu trả lời có thể có: màu sắc - đỏ, cam, vàng, xanh lá, xanh dương, tím, đen, trắng và xám; hình dạng - ngắn, dài, hẹp, hình chữ nhật rộng và các hình tròn lớn nhỏ; các chi tiết khác lạ - hình cầu, hình nón, v.v.)
- Hãy suy nghĩ về cách sử dụng các chi tiết này để lắp ráp những dụng cụ nhà bếp khác nhau.
Phát một thiết bị cho mỗi nhóm.
Khám phá
(Nhóm nhỏ, 30 phút)
Khi các em lắp ráp và lập trình, hãy cân nhắc chia sẻ các ví dụ dưới đây để hỗ trợ cho việc lắp ráp hoặc lập trình. Đừng quên làm rõ rằng mô hình cơ sở chỉ đưa ra gợi ý về một dụng cụ để trộn, học sinh có thể chế tạo bất kỳ dụng cụ nhà bếp nào mà các em nghĩ ra, chẳng hạn như thìa hoặc cốc đong, dụng cụ khuấy và phới dẹt bằng vật liệu, hình dạng hoặc kích cỡ khác nhau. Có thể xem lại hình ảnh dụng cụ nhà bếp trong phần Tham gia.
Yêu cầu học sinh:
- Sử dụng mô hình cơ sở và các chi tiết được cung cấp để lắp ráp một dụng cụ nhà bếp để nấu ăn.
- LẬP TRÌNH sao cho mô hình thể hiện cách một dụng cụ nhà bếp hoạt động để nấu ăn.
- Tháo rời mô hình dụng cụ nhà bếp này và dùng chính các chi tiết đó để lắp ráp một dụng cụ mới.
Giúp các em động não về cách sử dụng cùng một bộ các chi tiết LEGO® để lắp ráp nhiều dụng cụ nhà bếp khác nhau, bao gồm cả việc sử dụng các chi tiết đặc biệt theo những cách khác nhau. Đừng quên làm rõ rằng mô hình cơ sở chỉ đưa ra gợi ý về một dụng cụ để trộn, học sinh có thể chế tạo bất kỳ dụng cụ nhà bếp nào mà các em nghĩ ra, chẳng hạn như thìa hoặc cốc đong, dụng cụ khuấy và phới dẹt bằng vật liệu, hình dạng hoặc kích cỡ khác nhau. Có thể xem lại hình ảnh dụng cụ nhà bếp trong phần Tham gia.
Khi được một nửa quá trình, hãy yêu cầu học sinh trao đổi ý tưởng bằng cách sử dụng một quy trình quen thuộc trong lớp học rồi cập nhật vào mô hình những cảm hứng các em có được từ việc chia sẻ.
Ý tưởng mẫu
Giải thích
(Cả lớp, 10 phút)
Yêu cầu các em tập trung để chia sẻ.
Yêu cầu mỗi nhóm sử dụng mô hình để chứng minh và giải thích:
- Cách các em sử dụng bộ các chi tiết được cung cấp để tạo ra một dụng cụ nhà bếp, và cách dụng cụ này giúp Leo nấu ăn.
- Dụng cụ nhà bếp của các em có điểm gì khác biệt so với dụng cụ nhà bếp của những nhóm khác được lắp ráp từ cùng một bộ chi tiết.
- Cách các em tháo rời dụng cụ nhà bếp của mình và dùng chính các chi tiết đó để tạo ra một dụng cụ nhà bếp khác.
Khơi gợi để học sinh chia sẻ về quá trình thực hành và khuyến khích các em lấy cảm hứng từ những ý tưởng được chia sẻ.
Nếu muốn tiếp tục Phần B - Giải thích, hãy yêu cầu học sinh giữ nguyên mô hình.
PHẦN B (45 phút)
Giải thích
(Cả lớp, 10 phút)
- Lặp lại các bước từ Phần A - Giải thích để yêu cầu các nhóm khác trình bày và giải thích hiểu biết của mình.
Chế tạo
(Cả lớp, 25 phút)
Yêu cầu học sinh:
- (10 phút) Tiếp tục sử dụng bộ các chi tiết đã được cung cấp để lắp ráp một dụng cụ nhà bếp mới.
- (10 phút) Lập trình cho dụng cụ mới. Dụng cụ này sẽ giúp ích gì cho Leo? (GỢI Ý Thêm đèn, âm thanh hoặc động cơ để giúp Leo thao tác dễ dàng hơn.)
(5 phút) Mời học sinh chia sẻ kiến thức, ý tưởng, hoặc kỹ năng:
- Giúp các em hoàn thành thử thách.
- Các em học được trong khi lắp ráp.
Yêu cầu học sinh dọn dẹp các bộ dụng cụ và khu vực làm việc.
Đánh giá
(Cả lớp, 10 phút)
- Đặt câu hỏi hướng dẫn để để gợi mở suy nghĩ và quyết định cho học sinh trong khâu lên ý tưởng, lắp ráp và lập trình.
Danh sách kiểm tra những mục cần quan sát
- Xem lại các mục tiêu học tập (mục Hỗ trợ Giáo viên).
- Sử dụng danh sách kiểm tra để quan sát sự tiến bộ của học sinh:
- Các em mô tả được các đặc điểm của những loại vật thể phổ biến (ví dụ: kích thước, hình dạng, bố cục các bộ phận).
- Các em có thể tháo rời một vật thể và dùng chính các chi tiết ấy để lắp ráp thành một hoặc nhiều vật thể mới.
- Các em xác định chính xác những điểm tương đồng và khác biệt (kèm theo minh chứng) giữa nhiều vật thể - của chính các em hoặc của các bạn cùng lớp - được tạo ra từ cùng một bộ chi tiết.
Tự đánh giá
Yêu cầu mỗi học sinh chọn một khối lắp ráp mà em cảm thấy thể hiện đúng nhất hiệu suất của mình.
- Khối xanh dương: Em nghĩ mình có thể làm theo hướng dẫn để tạo một chương trình.
- Khối vàng: Em có thể làm theo hướng dẫn để tạo một chương trình.
- Khối xanh lá: Em có thể làm theo hướng dẫn để tạo một chương trình và còn có thể giúp một bạn khác thực hiện.
Phản hồi từ bạn bè
Triển khai theo các nhóm nhỏ, cho học sinh thảo luận về trải nghiệm của các em khi làm việc nhóm.
Khuyến khích học sinh sử dụng các cách nói như:
- Mình thích cách bạn...
- Bạn có thể giải thích thêm cho mình về cách...
Phân hóa
Đơn giản hóa bài học này bằng cách:
- Điều chỉnh số lượng các chi tiết cung cấp cho mỗi nhóm, chẳng hạn như cung cấp nhiều chi tiết hơn để hỗ trợ tính đa dạng hoặc cung cấp ít chi tiết hơn để thu hẹp số lượng lựa chọn.
Tăng độ khó bằng cách:
- Giới hạn thời gian lắp ráp các dụng cụ nhà bếp hoặc đưa ra thêm yêu cầu, chẳng hạn như Daniel sẽ tham gia cùng Leo và cần các dụng cụ để có thể lấy và sử dụng dễ dàng.
Mở rộng
- Yêu cầu học sinh tạo các chỉ dẫn có đánh số về cách sử dụng một trong các vật thể mà các em sáng tạo, bao gồm ít nhất một hình minh họa dụng cụ được chú thích các số đo cụ thể. Đưa ra cho lớp một loạt các dụng cụ đo lường (ví dụ: thước kẻ, thước dài, thước gỗ và thước dây) để các em lựa chọn. Mời học sinh chia sẻ những chỉ dẫn của các em dưới dạng văn bản hoặc video. Mời học sinh thử làm theo những chỉ dẫn của nhau.
Nếu có thể, hoạt động này sẽ kéo dài hơn 45 phút của bài học.
Hỗ trợ giáo viên
Các em học sinh sẽ:
- Mô tả đặc điểm của các loại dụng cụ nhà bếp phổ biến khác nhau (ví dụ như kích thước, hình dạng, bố cục các bộ phận).
- Lắp ráp mô hình cho một dụng cụ nhà bếp và dùng chính những mảnh ghép đó để sáng tạo thêm một loại dụng cụ khác.
- Sử dụng các quan sát mô hình để giải thích vì sao một tập hợp các mảnh ghép lại có thể lắp ráp và tháo rời để tạo thành các vật thể khác nhau.
(hai học sinh dùng chung một bộ dụng cụ)
- Bộ dụng cụ học tập LEGO® Education SPIKE™ Essential
- Thiết bị cài đặt sẵn Ứng dụng LEGO Education SPIKE
- Xem Chuẩn bị - -Tài liệu.
Lớp 1: Môn Tự nhiên & Xã hội
- Thực vật & Động vật - Thực vật và động vật xung quanh
Lớp 2- Môn tự nhiên và xã hội
- Thực vật và động vật- Môi trường sống của thực vật và động vật
Lớp 4- Môn Khoa học
- Nhu cầu sống của thực vật và động vật
Hoạt động trải nghiệm- hoạt động hướng đến tự nhiên
Tài liệu dành cho học sinh
Bảng tính học sinh
Tải xuống, xem hoặc chia sẻ dưới dạng trang HTML trực tuyến hoặc PDF có thể in được.