SPIKE™ Cơ bản

Môi trường sống

Sofie đã được học về những nơi thường có hươu cao cổ sinh sống. Bạn ấy rất thắc mắc về những loài động vật khác cũng ở đó. Thế còn những nơi khác thì sao nhỉ? Em có thể giúp Sofie tìm hiểu không?

45-90 phút
Trung cấp
Lớp 1-5
45345_Science_U2_L3_Web_thumbnail_b.png

Chuẩn bị

(LƯU Ý: Bài học này bao gồm Phần A và Phần B. Cả hai phần đều quan trọng cho việc tiếp cận tiêu chuẩn học tập đầy đủ. Nếu thời gian có hạn, hãy xem xét cả hai phần để chọn ra các yếu tố đáp ứng nhu cầu của học sinh.)

Trọng tâm của bài là học tập thông qua quan sát tính đa dạng của đời sống động thực vật trong các môi trường sống khác nhau. Thiết kế và lắp ráp mô hình là một cách thú vị, trực quan để thể hiện hiểu biết về tính đa dạng có trong một môi trường sống và quan sát môi trường sống do các bạn cùng lớp thiết kế để so sánh tính đa dạng của nhiều môi trường sống khác nhau. Khuyến khích học sinh tự lắp ráp ý tưởng của mình về một môi trường sống đã chọn và các loài động, thực vật sống trong đó. Nhấn mạnh rằng không có mô hình chính xác tuyệt đối.
Hãy cân nhắc việc chỉ định một môi trường sống cho nhiều nhóm (cặp). Mỗi cặp lắp ráp một loài vật thuộc môi trường sống đã được phân công, và mỗi nhóm môi trường sống sẽ cùng hoạt động để kết hợp các loài vật thành một mô hình môi trường sống duy nhất. Cuối cùng, tập hợp cả lớp để so sánh toàn bộ các loài động, thực vật trong những môi trường sống khác nhau. Nếu cần, hãy chỉ định môi trường sống để đảm bảo tính đa dạng nhằm hỗ trợ so sánh.

  • Nền tảng khoa học - Môi trường sống:
    • Môi trường sống là ngôi nhà tự nhiên cho thực vật hoặc động vật. Mỗi kiểu môi trường sống hỗ trợ đa dạng các loại động, thực vật.
    • Đối với động vật, môi trường sống cung cấp thức ăn, nước uống, điều kiện khí hậu (nhiệt độ, độ ẩm) và nơi trú ẩn mà những loài động vật ấy cần để tồn tại.
    • Đối với thực vật, môi trường sống cung cấp các loại ánh sáng, đất và điều kiện khí hậu (nhiệt độ, độ ẩm) mà loài cây ấy cần.
    • Một số môi trường sống trên cạn phổ biến bao gồm trảng cỏ, rừng rậm, sa mạc, đồi núi, đồng cỏ. Môi trường sống dưới nước bao gồm đại dương, sông, suối, ao, hồ và đầm lầy/vùng đất ngập nước.
    • Đối với học sinh còn bé, giáo viên nên bắt đầu với những "môi trường sống" rất đơn giản và quen thuộc như sân chơi, sân sau, công viên hoặc vườn, là những nơi mà học sinh có thể đích thân quan sát.
  • Xây dựng kiến thức tiền đề - Môi trường sống: Sử dụng các tài liệu khoa học cốt lõi của giáo viên, chia sẻ thông tin, hình ảnh và định nghĩa để xây dựng kiến thức tiền đề.
    • Ôn tập lại những điều học sinh biết về các môi trường sống khác nhau trên Trái Đất và các loài động, thực vật sống trong từng môi trường, bao gồm cả những loài có ở gần cộng đồng trường học tại địa phương. Học sinh sẽ tìm hiểu thêm về chủ đề thông qua hoạt động này.
    • Cân nhắc các loài động, thực vật phổ biến trong môi trường sống mà cả lớp đã nghiên cứu hoặc ở gần cộng đồng trường học tại địa phương, bao gồm cả những nơi đơn giản như công viên, ao hoặc sân sau.
    • Từ vựng chính: môi trường sống, tính đa dạng
  • Trải nghiệm lắp ráp và lập trình: Xem xét các đề xuất trong Kế hoạch Bài giảng. Đối với bài học này, giáo viên cũng có thể muốn
    • Củng cố lại bằng hướng dẫn Cảm biến màu sắc trong menu Bắt đầu của Ứng dụng SPIKE.
    • Sử dụng các mục Khối Sự kiện, Cảm biến (màu sắc) và Âm thanh ở menu Trợ giúp>Khối biểu tượng trong ứng dụng SPIKE để hỗ trợ thêm.
  • Tài nguyên Tìm các cuốn sách, tài liệu hoặc tài nguyên trực tuyến phù hợp với lứa tuổi học sinh có thông tin về các môi trường sống khác nhau. (từ khóa tìm kiếm: môi trường sống + vị trí, ví dụ: Hoa Kỳ/Việt Nam, tiểu bang/thành phố/tỉnh, Bắc Mỹ/). Sử dụng các trang web của những cơ quan chính phủ, tổ chức khoa học và giáo dục. Xác định cách thức chia sẻ tài nguyên với các em học sinh.
  • Để khai thác hoạt động Mở rộng, hãy tìm và cung cấp tài liệu học tập về những loài động vật hoặc thực vật có nguy cơ tuyệt chủng ở những môi trường sống được trình bày trên lớp.

PHẦN A (45 phút)

Tham gia

(Cả lớp, 10 phút)

U2L1_Engage.png
  • Giới thiệu (các) nhân vật chính của câu chuyện và thử thách đầu tiên: Sofie đã được học về những nơi thường có hươu cao cổ sinh sống. Bạn ấy rất thắc mắc về những loài động vật khác cũng ở đó. Thế còn những nơi khác thì sao nhỉ? Em có thể giúp Sofie tìm hiểu không?

  • SUY NGHĨ - Triển khai một cuộc thảo luận ngắn gọn về (các) chủ đề bài học bằng cách sử dụng hình ảnh câu chuyện nếu muốn:

    • Môi trường sống là gì? (ngôi nhà tự nhiên hoặc môi trường của một loài động vật, thực vật hoặc sinh vật khác; môi trường sống là nơi ở của nhiều sinh vật sống khác nhau.)
    • Kể tên một số kiểu môi trường sống. Có gì trong môi trường sống của động vật? (Rừng rậm, đồng cỏ, trảng cỏ, đồi núi, đại dương, nước ngọt như ao, hồ hoặc suối; sa mạc, vùng cực và lãnh nguyên; mọi môi trường sống đều có những thứ mà động vật ở đó cần để tồn tại, bao gồm các loài thực vật như cây, cỏ, bụi rậm, thực vật có hoa và nhiều loài động vật như thằn lằn, sóc, cá và nghêu.)
    • Hươu cao cổ sống ở đâu? Mô tả môi trường sống của chúng. (Hươu cao cổ sống chủ yếu ở trảng cỏ. Trảng cỏ là những không gian mở chủ yếu có cỏ và các loại cây thấp khác, song trảng cỏ cũng có thể có cây bụi và cây thân gỗ.)
    • Kể tên một số loài động vật hoặc thực vật khác sống trong cùng môi trường sống với hươu cao cổ. (ngựa vằn, voi, sư tử, v.v.; cỏ, cây thân gỗ, cây bụi, v.v.)
    • Lựa chọn một môi trường sống để khám phá và tạo dựng. So sánh môi trường sống mình chọn với những môi trường sống khác mà các bạn cùng lớp lắp ráp.
  • Phát một Bộ SPIKE Essential và một thiết bị cho mỗi nhóm.

Khám phá

(Nhóm nhỏ, 25 phút)

  • Khi các em thực hiện, hãy cân nhắc chia sẻ các ví dụ dưới đây để hỗ trợ cho việc lắp ráp hoặc lập trình. Hãy làm rõ rằng các hình ảnh thể hiện ý tưởng cho một loài vật và môi trường sống, còn học sinh nên lắp ráp loài vật có ở môi trường sống mình đã chọn.

  • Yêu cầu học sinh:

    • Sử dụng các tài liệu được cung cấp để tìm hiểu thêm về môi trường sống đã chọn.
    • Sử dụng mô hình cơ sở để LẮP RÁP một môi trường sống (được chỉ định hoặc tự chọn), bao gồm cả thực vật và động vật ở đó.
    • LẬP TRÌNH mô hình để thể hiện cách động vật sống trong môi trường sống.
  • Giúp các em suy nghĩ và thảo luận về cách kết hợp Bộ dụng cụ SPIKE Essential với các vật liệu thủ công khác nhau để tạo ra một môi trường sống.
    Nói rõ rằng mô hình cơ sở là dành cho hươu cao cổ và cây thân gỗ, còn học sinh nên lắp ráp loài vật có ở môi trường sống mà các em đã chọn.

  • Khi đã qua một nửa thời gian thực hiện, hãy yêu cầu học sinh trao đổi ý tưởng bằng cách sử dụng một quy trình quen thuộc trong lớp học rồi cập nhật vào mô hình của mình những cảm hứng các em có được từ hoạt động chia sẻ.

Ý tưởng mẫu

45345_Science_U2_L3_Web_Overlay.png
SPIKE Essential Habitats - en

Giải thích

(Cả lớp, 10 phút)

  • Yêu cầu học sinh tập trung để chia sẻ.  Yêu cầu học sinh chú ý và ghi lại các loài động, thực vật khác nhau mà các em quan sát được trong từng môi trường sống được trình bày.

  • Yêu cầu mỗi nhóm sử dụng mô hình để chứng minh và giải thích:

    • Môi trường sống nhóm mình chọn trông như thế nào.
    • Có những loài động, thực vật nào sống trong môi trường đó.
  • Sau khi tất cả các nhóm đã trình bày, hãy yêu cầu học sinh chia sẻ điều các em quan sát được.

    • Mô tả môi trường sống được lắp ráp bởi các nhóm khác.
    • Có những loài thực vật và động vật nào sống trong đó?
    • Các loài động, thực vật ở trong các môi trường sống khác nhau có điểm chung gì? Có khác biệt nào?

Nếu muốn tiếp tục Phần B - Giải thích, hãy yêu cầu học sinh giữ nguyên mô hình.

PHẦN B (45 phút)

Giải thích

(Cả lớp, 5 phút)

  • Lặp lại các bước từ Phần A - Giải thích để yêu cầu thêm các nhóm khác trình bày và giải thích hiểu biết của mình.

Chế tạo

(Cả lớp, 35 phút)

  • (5 phút)

    • Tổ chức một phương pháp chia sẻ, chẳng hạn như Tham quan Triển lãm (người xem đứng quanh người thuyết trình) hoặc Phân góc (chỉ định mỗi góc phòng là một môi trường sống và yêu cầu học sinh đi vòng quanh để xem các ví dụ).
    • Yêu cầu học sinh ghi lại những quan sát của mình với mẫu câu ("Em đã thấy các loài vật như... hoặc Em đã thấy các loài cây như...") theo biểu đồ chữ T (Thực vật; Động vật) cho từng kiểu môi trường sống, dưới dạng âm thanh/video hoặc bằng ảnh có chú thích.
  • (25 phút) Yêu cầu học sinh thực hiện lại và thử nghiệm mô hình của các em để hoàn thành thử thách tiếp theo trong ứng dụng:

    • So sánh tính đa dạng của các loài động, thực vật ở trong các môi trường sống khác nhau. Sử dụng những gì các em đã quan sát được.
    • Lập trình cho một trong số những loài thực vật hoặc động vật các nhóm đã chọn để chỉ ra điểm tương đồng hoặc điểm khác biệt của môi trường sống này với các môi trường sống khác.
  • (5 phút) Mời học sinh chia sẻ kiến thức, ý tưởng, hoặc kỹ năng:

    • Giúp các em hoàn thành thử thách.
    • Các em học được trong khi lắp ráp.
  • Yêu cầu học sinh dọn dẹp các bộ công cụ và khu vực làm việc.

Đánh giá

(Cả lớp, 5 phút)

  • Đặt câu hỏi hướng dẫn để gợi mở suy nghĩ và quyết định cho học sinh trong khâu lên ý tưởng, lắp ráp và lập trình.

Danh sách kiểm tra những mục cần quan sát

  • Xem lại các mục tiêu học tập (mục Hỗ trợ Giáo viên).
  • Sử dụng danh sách kiểm tra để quan sát sự tiến bộ của học sinh:
    • Bản ghi dưới dạng văn bản, âm thanh hoặc hình ảnh của các em đã có các quan sát về những loài động, thực vật trong nhiều môi trường sống khác nhau đã được thảo luận.
    • Các em sử dụng những quan sát để mô tả các loài động, thực vật phổ biến trong nhiều môi trường sống khác nhau.
    • Các em phát hiện chính xác điểm tương đồng và khác biệt giữa các loài động, thực vật trong cùng một môi trường sống và giữa các môi trường sống khác nhau.
    • Các em lắp ráp được một mô hình môi trường sống có những loài động, thực vật phù hợp.

Tự đánh giá

Yêu cầu mỗi học sinh chọn một khối lắp ráp mà em cảm thấy đánh giá đúng nhất phần chia sẻ của mình.

  • Khối xanh dương: Em nghĩ mình có thể làm theo hướng dẫn để tạo một chương trình.
  • Khối vàng: Em có thể làm theo hướng dẫn để tạo một chương trình.
  • Khối xanh lá: Em có thể làm theo hướng dẫn để tạo một chương trình và còn có thể giúp một bạn khác thực hiện.

Phản hồi từ bạn bè

Triển khai theo các nhóm nhỏ, cho học sinh thảo luận về trải nghiệm của các em khi làm việc nhóm.
Khuyến khích học sinh sử dụng các cách nói như:

  • Mình thích cách bạn...
  • Bạn có thể giải thích thêm cho mình về cách...

Phân hóa

Đơn giản hóa bài học này bằng cách:

  • Yêu cầu học sinh lắp ráp một mô hình với một loài động vật hoặc thực vật nhất định sống trong môi trường sống, làm rõ về một môi trường sống mà lớp đã học, hoặc xác định đặc điểm của một môi trường sống với quan sát trước đó về môi trường sống tại địa phương như ao hoặc công viên gần nhà.

Tăng độ khó bằng cách:

  • Mở rộng thử thách Chế tạo để các nhóm học sinh lập trình hai loài vật tương tác với nhau theo cách nào đó hoặc bằng cách mời nhiều nhóm lắp ráp môi trường sống liền kề mà động vật có thể di chuyển qua lại.

Mở rộng

  • Cung cấp tài liệu học tập về động vật hoặc thực vật có nguy cơ tuyệt chủng ở những môi trường sống được trình bày trên lớp. Yêu cầu học sinh chọn một ví dụ để tìm hiểu. Yêu cầu các em viết hoặc nói và phải có sự thay đổi dưới dạng 1) bưu thiếp từ động vật, 2) thông báo dịch vụ công cộng (PSA) bằng văn bản hoặc ghi âm, hoặc 3) thư gửi cho tờ báo của trường.

Nếu có thể, hoạt động này sẽ kéo dài hơn 45 phút của bài học.

Hỗ trợ giáo viên

Các em học sinh sẽ:

  • Ghi lại những quan sát về các loài động, thực vật có ở nhiều môi trường sống khác nhau.
  • So sánh sự đa dạng của đời sống trong các môi trường sống khác nhau.
  • Lắp ráp một mô hình thể hiện các đặc điểm quan trọng của môi trường sống, bao gồm các loài động, thực vật sinh sống ở đó.

(hai học sinh dùng chung một bộ công cụ)

  • Bộ dụng cụ học tập LEGO® Education SPIKE Cơ bản
  • Thiết bị cài đặt sẵn Ứng dụng LEGO Education SPIKE
  • Xem Chuẩn bị - Tài nguyên.

Lớp 1- Môn Tự nhiên & Xã hội

  • Thực vật & Động vật - Thực vật và động vật xung quanh

Lớp 2- Môn tự nhiên và xã hội

  • Thực vật và động vật- Môi trường sống của thực vật và động vật

Lớp 5- Môn Khoa học

  • Sinh vật và môi trường- Vai trò của sinh vật đối với môi trường nói chung và con người nói riêng

Hoạt động trải nghiệm- hoạt động hướng đến tự nhiên

Tài liệu dành cho học sinh

Bảng tính học sinh

Tải xuống, xem hoặc chia sẻ dưới dạng trang HTML trực tuyến hoặc PDF có thể in được.

LEGO, the LEGO logo, the Minifigure, DUPLO, the SPIKE logo, MINDSTORMS and the MINDSTORMS logo are trademarks and/or copyrights of the LEGO Group. ©2024 The LEGO Group. All rights reserved. Use of this site signifies your agreement to the terms of use.