SPIKE™ Cơ bản

Các trò chơi lễ hội sáng tạo

Đã đến lúc tạo một trò chơi mới cho lễ hội của trường!

45-90 phút
Sơ cấp
Lớp 4-5
U4L7_web_thumbnail.png

Chuẩn bị

LƯU Ý: Bài học này sẽ kéo dài trong hai buổi học 45 phút.

  • Xem lại bài học Các trò chơi lễ hội sáng tạo trong Ứng dụng LEGO® Education SPIKE
  • Xem xét năng lực và kiến thức của tất cả học sinh. Phân hóa bài học để mọi học sinh đều có thể dễ dàng tiếp cận. Xem phần Phân hóa bên dưới để biết các gợi ý.
  • Nếu thời gian cho phép, hãy lập kế hoạch và tạo điều kiện mở rộng kỹ năng ngôn ngữ. Xem phần Mở rộng bên dưới để biết thêm thông tin.

PHẦN A (45 phút)

Tham gia

(Cả lớp, 10 phút)

  • Dẫn dắt học sinh thảo luận nhanh về việc thiết kế một trò chơi mới cho lễ hội của trường.
    • Trao đổi với học sinh về việc tạo một trò chơi thể hiện hiện tượng truyền năng lượng.
    • Đặt các câu hỏi, như: Những loại trò chơi nào thể hiện hiện tượng truyền năng lượng? Hiện tượng truyền năng lượng sẽ như thế nào?
  • Giới thiệu cho học sinh về nhóm và thử thách: lên ý tưởng cho một trò chơi lễ hội mới.
  • Phân phát một bộ gạch lắp ráp, bất kỳ tài liệu bổ sung nào giúp cho việc lên ý tưởng và một thiết bị cho mỗi nhóm.

Khám phá

(Nhóm nhỏ, 25 phút)

  • Yêu cầu học sinh sử dụng Ứng dụng LEGO® Education SPIKE để hướng dẫn các em vượt qua thử thách đầu tiên:
    • Tạo một trò chơi mới trong lễ hội. Sử dụng ít nhất một động cơ hoặc cảm biến (Cảm biến màu sắc hoặc cảm biến ánh sáng).
  • Học sinh có thể sử dụng các viên gạch LEGO kết hợp cùng các tài liệu bổ sung để lên ý tưởng. Khuyến khích các em đưa ra nhiều giải pháp.

Giải thích

(Cả lớp, 10 phút)

  • Tập hợp học sinh lại và tổ chức phần chia sẻ, để các em trình bày những ý tưởng ban đầu của mình và đưa ra góp ý và đề xuất cho các bạn khác.

PHẦN B (45 phút)

Chế tạo

(Nhóm nhỏ, 30 phút)

  • Yêu cầu học sinh lắp ghép, lập trình và kiểm tra các nguyên mẫu và ý tưởng mà các em đã nghĩ ra trong phần lên ý tưởng ở Phần A của bài học này.
  • Nhắc các em sử dụng ít nhất một động cơ hoặc cảm biến.
  • Khuyến khích học sinh kiểm tra và tinh chỉnh các mô hình và chương trình của các em qua 2-3 lần thực hiện lại.
  • Bạn có thể tìm thấy nội dung hỗ trợ lập trình và lắp ráp trong phần Lời khuyên dưới đây.

Đánh giá

(Cả lớp, 15 phút)

  • Đặt ra câu hỏi hướng dẫn để khuyến khích học sinh "nói ra suy nghĩ", đồng thời giải thích các quá trình tư duy và lý luận của các em khi đưa ra quyết định về lắp ráp và lập trình.
  • Yêu cầu học sinh dọn dẹp vị trí thực hành của các em.

Danh sách kiểm tra những mục cần quan sát

  • Đo lường mức độ thành thạo của học sinh trong việc vận dụng kiến thức các em đang có về truyền năng lượng và va chạm để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
  • Tạo thang đo phù hợp với nhu cầu của các em. Ví dụ:
    1. Cần hỗ trợ thêm
    2. Có thể làm việc độc lập
    3. Có thể hướng dẫn các bạn khác

Tự đánh giá

  • Yêu cầu từng học sinh chọn một khối gạch mà học sinh cảm thấy phù hợp nhất với hiệu quả thực hiện của mình.
    • Vàng: Em nghĩ rằng em có thể thiết kế, xây dựng và lập trình một giải pháp.
    • Xanh dương: Em có thể thiết kế, xây dựng và lập trình một giải pháp.
    • Xanh lá: Em có thể thiết kế, xây dựng và lập trình một giải pháp, đồng thời cũng có thể giúp bạn khác thực hiện điều đó.

Phản hồi từ bạn bè

  • Trong các nhóm nhỏ, cho học sinh thảo luận về trải nghiệm của các em khi làm việc nhóm.
  • Khuyến khích học sinh sử dụng các cách nói như:
    • Mình thích khi bạn...
    • Mình muốn nghe thêm về cách bạn...

Lời khuyên

Lời khuyên về lập trình

  • Không có hướng dẫn lập trình hoặc Khối lập trình truyền cảm hứng cho bài học này.
    • Khuyến khích học sinh thử nghiệm và tự tìm ra giải pháp của mình.

Lời khuyên về mô hình

  • Không có hướng dẫn lắp ghép hoặc Hình ảnh truyền cảm hứng cho bài học này.
    • Khuyến khích học sinh tự tạo ra mô hình của riêng mình.
    • Nếu học sinh cần được hướng dẫn thêm, hãy chỉ cho các em tham khảo hướng dẫn lắp ghép của các bài học trước trong bài giảng này.
  • Đối với bài học này, không có mô hình đúng hay sai.
    • Học sinh có thể tạo ra các mô hình hoàn toàn mới, lấy cảm hứng từ mô hình của các bài học trước hoặc đơn giản là tạo lại mô hình từ các bài học trước đó.

Phân hóa

Đơn giản hóa bài học này bằng cách:

  • Làm việc cùng nhau trong lớp để đưa ra các ý tưởng mới cho một trò chơi
  • Cung cấp cho học sinh hướng dẫn lắp ghép từ các bài học trước để sử dụng làm nguồn cảm hứng cho các trò chơi mới trong lễ hội của các em

Tăng độ khó bằng cách:

  • Sử dụng hai động cơ hoặc cảm biến
  • Tạo hai chương trình riêng để trò chơi có một phiên bản đơn giản và một phiên bản khó hơn

Mở rộng

  • Yêu cầu học sinh viết mô tả về các trò chơi lễ hội của các em, trong đó nêu rõ quá trình truyền năng lượng xảy ra ở đâu, xảy ra như thế nào và va chạm tác động như thế nào đến trò chơi.

Nếu có thể, hoạt động này sẽ kéo dài hơn 90 phút của bài học.

Kỹ năng ngôn ngữ: CCSS.ELA-LITERACY.W.4.2

Hỗ trợ giáo viên

Các em học sinh sẽ:

  • Vận dụng kiến thức khoa học hiện có của các em về truyền năng lượng và va chạm để giải quyết một vấn đề
  • Tham gia một cách hiệu quả vào một loạt các cuộc thảo luận tập thể

(hai học sinh dùng chung một bộ công cụ)

  • LEGO® Education SPIKETM Cơ bản
  • Thiết bị cài Ứng dụng LEGO® Education SPIKE
  • KHÔNG BẮT BUỘC: Các tài liệu bổ sung để lên ý tưởng (ví dụ: giấy ghi chép, sổ ghi chép khoa học, v.v.)

Các kỹ năng đạt được

  • Kỹ năng ngôn ngữ- ESL
  • Lập trình
  • Thiết kế kỹ thuật
  • Giải quyết vấn đề

Nội dung chương trình học liên quan

  • Ngôn ngữ lớp 4 & lớp 5
  • Tin học & Công nghệ lớp 4 & lớp 5
  • Khoa học lớp 4 & lớp 5
  • Ngoại ngữ lớp 5

Tài liệu dành cho học sinh

Bảng tính học sinh

Tải xuống, xem hoặc chia sẻ dưới dạng trang HTML trực tuyến hoặc PDF có thể in được.

LEGO, the LEGO logo, the Minifigure, DUPLO, the SPIKE logo, MINDSTORMS and the MINDSTORMS logo are trademarks and/or copyrights of the LEGO Group. ©2024 The LEGO Group. All rights reserved. Use of this site signifies your agreement to the terms of use.